1.1. Kiểu bài
Phân tích, đánh giá một tác phẩm trữ tình là kiểu bài nghị luận văn học dùng lí lẽ, bằng chứng để làm rõ ý nghĩa, giá trị của chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm trữ tình ấy.
1.2. Các yêu cầu
Ngoài những yêu cầu về nội dung và kĩ năng nghị luận văn học nói chung, khi thực hiện bài nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm trữ tình (thơ/văn xuôi trữ tình), cần nêu và phân tích thỏa đáng những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật theo đặc trưng thể loại cảu tác phẩm và tác dụng của chúng.
+ Với các tác phẩm thơ trữ tình, cần tập trung phân tích, đánh giá các yếu tố như dạng thức xuất hiện của chủ thể trữ tình, cách gieo vần, ngắt nhịp, ngắt dòng,chia đoạn.
+ Với các tác phẩm văn xuôi trữ tình như tùy bút, tản văn, cần tập trung phân tích, đánh giá cách thể hiện tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tình qua mạch suy tư, cảm xúc; cách sử dụng từ ngữ; hình ảnh; biện pháp tu từ nhằm thể hiện suy tư, cảm xúc ấy,…
– Bố cục bài viết gồm 3 phần:
+ Mở bài: giới thiệu tác phẩm, tác giả; nêu nhận xét khái quát về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.
+ Thân bài: lần lượt phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm.
+ Kết bài: khẳng định lại giá trị của chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm; nêu tác động của tác phẩm đối với bản thân hoặc cảm nghĩ về tác phẩm.
1.3. Cách làm
Bước 1: Chuẩn bị viết
a. Xác định đề tài
+ Với đề bài này bạn sẽ chọn phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật của một bài thơ trữ tình hay một tác phẩm văn xuôi trữ tình (tùy bút, tản văn,…)?
+ Phạm vi yêu cầu của đề bài như thế nào?
Lưu ý: đề bài không yêu cầu phân tích, đánh giá mọi mặt cảu tác phẩm văn học mà chỉ giới hạn ở một số nét đặc sắc về chủ đề và nghệ thuật của tác phẩm.
b. Xác định mục đích viết và người đọc
+ Bạn viết bài này nhằm mục đích gì?
+ Người đọc của bạn có thể là ai?
c. Thu thập tư liệu
– Để viết được bài văn đáp ứng yêu cầu của đề bài, hãy tìm đọc các bài viết, ý kiến liên quan đến tác phẩm đã chọn và tự hỏi:
+ Sẽ chọn tác phẩm văn học nào để viết?
+ Tìm tác phẩm đó ở đâu?
+ Có những tác phẩm nào cùng đề tài với tác phẩm đã chọn
Bạn có thể tìm và chọn một tác phẩm đã học trong sách giáo khoa hoặc một tác phẩm bất kì mà bạn yêu thích và muốn phân tích, đánh giá về tác phẩm đó.
Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý
a. Tìm ý
+ Đọc kĩ tác phẩm văn học đã chọn để hiểu được chủ đề tác phẩm.
+ Tùy thể loại cụ thể của tác phẩm trữ tình mà nêu và trả lời các câu hỏi tìm ý.
Chẳng hạn:
– Khi tìm ý cho việc phân tích, đánh giá nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm trữ tình, cần trả lời các câu hỏi: Trong tác phẩm, cách sử dụng các yếu tố hình thức nào sau đây có thể xem là đặc sắc: chủ thể trữ tình, cách gieo vần, ngắt nhịp, ngắt dòng, chia đoạn, từ ngữ, hình ảnh,…? Cách sử dụng các yếu tố đó có tác dụng thế nào trong việc thể hiện chủ đề của tác phẩm?,…
– Khi tìm ý cho việc phân tích, đánh giá chủ đề của tác phẩm trữ tình, cần trả lời các câu hỏi: Chủ đề của tác phẩm này là gì? Chủ đề đó có gì sâu sắc, mới mẻ? Chủ đề đó bao gồm các khía cạnh nào?,…
+ Đọc một vài tác phẩm cùng đề tài để hiểu tác phẩm đã chọn có những nét đặc sắc gì về chủ đề, các biện pháp nghệ thuật và ghi lại thông tin (tham khảo bảng sau):
TT |
Tên tác phẩm |
Chủ đề |
Các biện pháp nghệ thuật tiêu biểu |
… |
Tác phẩm A |
… |
… |
… |
Tác phẩm B |
…. |
… |
… |
… |
… |
… |
+ Chọn những nét đặc sắc nhất của tác phẩm và liệt kê các ý bằng một vài cụm từ.
b. Lập dàn ý
– Sắp xếp các ý đã tìm thành một dàn ý. Phần thân bài cần:
+ Lần lượt chi tiết hóa từng luận điểm.
+ Thân bài gồm ít nhất hai luận điểm. Một luận điểm phân tích, đánh giá về chủ đề. Một luận điểm phân tích, đánh giá: nét đặc sắc về nghệ thuật và tác dụng của chúng (gắn với đặc trưng thể loại) trong việc thể hiện chủ đề của tác phẩm.
Bước 3: Viết bài:
– Bố cục bài viết gồm 3 phần:
+ Mở bài: giới thiệu tác phẩm, tác giả; nêu nhận xét khái quát về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.
+ Thân bài: lần lượt phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm.
+ Kết bài: khẳng định lại giá trị của chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm; nêu tác động của tác phẩm đối với bản thân hoặc cảm nghĩ về tác phẩm.
Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa
– Sau khi viết xong, em đọc lại bài viết và tự đánh giá.