1.1. Kiểu bài
– Trước một tác phẩm truyện, mỗi người đọc có thể có những cảm nhận, quan điểm riêng biệt
– Khi cần chia sẻ những cảm nhận, quan điểm đó, chúng ta có thể sử dụng kiểu bài nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học
– Ở dạng bài viết này, bạn cần làm rõ chủ đề, những nét đặc sắc nào về hình thức nghệ thuật,…
1.2. Các lưu ý
Để viết bài nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học các em cần chú ý thêm một số điểm sau:
– Xác định đối tượng phân tích, đánh giá: toàn bộ tác phẩm hay một số yếu tố, thể loại của tác phẩm, tác giả và bối cảnh lịch sử, hoàn cảnh ra đời,…
– Xem xét cách triển khai bài phân tích, đánh giá toàn bộ tác phẩm khác phân tích, đánh giá một số yếu tố như thế nào. Có thể tham khảo các ý sau:
Các phần |
Phân tích, đánh giá toàn bộ tác phẩm |
Phân tích, đánh giá một số yếu tố |
Mở bài |
Giới thiệu tên tác phẩm, tác giả, bối cảnh lịch sử và khái quát giá trị lịch sử của tác phẩm |
– Giới thiệu tên tác giả, tác phẩm, thể loại – Nêu yếu tố nổi bật sẽ phân tích, đánh giá |
Thân bài |
– Nêu tóm tắt nội dung chính của tác phẩm – Phân tích giá trị của tác phẩm (nội dung và nghệ thuật) – Đánh giá (nhận xét, bình luận) về thành công của tác giả trong việc thể hiện nội dung và nghệ thuật |
– Giới thiệu cụ thể một số yếu tố nổi bật mà bài viết phân tích, đánh giá – Phân tích cái hay, cái đẹp của các yếu tố đã nêu
– Đánh giá (nhận xét, bình luận) về vai trò, tác dụng của các yếu tố ấy trong tác phẩm |
Kết bài |
– Khái quát về vị trí, ý nghĩa của tác phẩm đối với sự nghiệp văn học của tác giả. – Chỉ ra tác động của tác phẩm với người đọc và với cá nhân người viết |
– Khái quát về giá trị của các yếu tố đã phân tích đối với tác phẩm
– Nêu ấn tượng và cảm xúc của người viết về các yếu tố đã phân tích. |