2.1. Hướng dẫn chung
a. Nắm vững kiến thức các văn bản: Tây Tiến (Quang Dũng), Việt Bắc (Tố Hữu), đoạn trích Đất Nước (Nguyễn Khoa Điềm).
b. Nắm vững các kĩ năng tiếng Việt trong bài Luật thơ để vận dụng phân tích giá trị biểu cảm, gợi hình tượng, nhạc điệu trong các văn bản nói trên.
c. Nắm vững kĩ năng Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.
- Các bước triển khai bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ:
- Bước 1: Xác định các yêu cầu của đề
- Xác định dạng đề;
- Yêu cầu nội dung (đối tượng);
- Yêu cầu về phương pháp;
- Yêu cầu về phạm vi tư liệu, dẫn chứng.
- Bước 2: Lập dàn ý – tìm ý, sắp xếp ý
- Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả, bài thơ, đoạn thơ (vị trí đoạn thơ).
- Thân bài:
- Khái quát về phong cách tác giả, hoàn cảnh sáng tác, nội dung chính, … của bài thơ. Nêu vị trí đoạn thơ, thể thơ, chú ý âm điệu, giọng điệu.
- Bàn về những giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ để làm rõ vấn đề cần nghị luận.
- Có thể bổ ngang: phân tích từng khổ, từng dòng.
- Nếu là thơ Đường luật thì phân tích theo từng cặp Đề – Thực- Luận -Kết.
- Riêng đối với thơ tứ tuyệt chia theo cấu trúc: khai, thừa, chuyển, hợp; hoặc chia thành hai câu đầu và hai câu cuối (tuỳ từng bài cụ thể).
- Có thể bổ dọc bài thơ: Phân tích theo hình tượng, theo nội dung xuyên suốt bài thơ.
- Đưa các nội dung chính của bài thơ, đoạn thơ thành các luận điểm lớn.
- Nếu đề yêu cầu cảm nhận đoạn thơ, câu thơ, thì chia nhỏ các nội dung có trong đoạn, trong câu, biến chúng thành các luận điểm lớn để đi sâu cảm nhận.
- Chú ý những hình ảnh biểu tượng, những lối nói ví von so sánh, những biện pháp nghệ thuật tiêu biểu.
- Cần bám sát từ ngữ, âm thanh, vần , nhịp điệu, cấu tứ,… của bài thơ để phân tích.
- Kết bài: Đánh giá chung về bài thơ, đoạn thơ.
- Bước 3: Viết bài
- Bước 4: Kiểm tra, chỉnh sửa (nếu có)
- Bước 1: Xác định các yêu cầu của đề
2.2. Một số đề văn gợi ý
Đề 1: Phân tích tâm trạng của tác giả khi nhớ về miền tây Bắc Bộ và những người đồng đội qua đoạn thơ:
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
…
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi.
(Quang Dũng, Tây Tiến)
Đề 2: Cảm nhận của anh (chị) về hình tượng thiên nhiên và con người Việt Bắc trong đoạn thơ sau:
Ta về, mình có nhớ ta
…
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.
(Tố Hữu, Việt Bắc)
Đề 3: Phân tích vẻ đẹp hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quan Dũng.
Đề 4: Cảm nhận của anh (chị) về hình tượng người lính Tây Tiến trong đoạn thơ sau:
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
….
Sông Mã gầm lên khúc độc hành.
(Quang Dũng, Tây Tiến)
Đề 5: Anh (chị) hãy làm sáng tỏ nhận định “Thơ Tố Hữu mang tính dân tộc đậm đà” qua đoạn thơ sau:
Mình về mình có nhớ ta
…
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…
(Trích Việt Bắc- Tố Hữu)
Đề 6: Trình bày cảm nhận của anh (chị) về đoạn thơ sau:
Khi ta lớn lên đất nước đã có rồi
…
Đất nước có từ ngày đó…
(Trích Đất nước – Nguyễn Khoa Điềm)