2.1. Sự phản xạ của sóng
2.1.1. Phản xạ của sóng trên vật cản cố định
– Khi phản xạ trên vật cản cố định, sóng phản xạ luôn luôn ngược pha với sóng tới ở điểm phản xạ.
2.1.2. Phản xạ của sóng trên vật cản tự do.
– Khi phản xạ trên vật cản tự do, sóng phản xạ luôn luôn cùng pha với sóng tới ở điểm phản xạ.
2.2. Sóng dừng
2.2.1. Định nghĩa sóng dừng
– Sóng truyền trên sợi dây trong trường hợp xuất hiện các nút và các bụng gọi là sóng dừng.
– Chú ý : Các vị trí bụng là cực đại của biên độ, các vị trí nút là cực tiểu của biên độ.
2.2.2. Sóng dừng trên sợi dây có hai đầu cố định.
– Đối với sợi dây có hai đầu cố định:
+ Số bó sóng: k
+ Số nút sóng: k + 1
+ Số bụng sóng: k
\(\Rightarrow \lambda = \frac{2\ell }{k} \Rightarrow \lambda _{max } = 2 \ell \ (Khi \ k = 1)\)
– Điều kiện để có sóng dừng trên sợi dây có hai đầu cố định: \(l = k\frac{\lambda }{2}\)
– Điều kiện để có sóng dừng trên một sợi dây có hai đầu cố định là chiều dài của sợi dây phải bằng một số nguyên lần nữa bước sóng.
2.2.3. Sóng dừng trên một sợi dây có một đầu cố định, một đầu tự do.
– Đối với sợi dây có một đầu cố định, một đầu tự do
+ Số bó sóng: k
+ Số nút sóng: k + 1
+ Số bụng sóng: k + 1
⇒ \(\lambda = \frac{4\ell}{2k + 1} \Rightarrow \lambda _{max} = 4 \ell \ (Khi \ k = 0)\)
– Điều kiện có sóng dừng: \(l=(2k+1)\frac{\lambda }{2}\)
– Điều kiện để có sóng dừng trên một sợi dây có một đầu cố định, một đầu tự do là chiều dài của sợi dây phải bằng một số lẻ lần \(\frac{\lambda }{4}\)