Kho tàng tài liệu học tập phong phú.

Vật lý 12 Bài 36: Năng lượng liên kết của hạt nhân và phản ứng hạt nhân

2.1. Lực hạt nhân

– Lực tương tác giữa các nuclôn gọi là lực hạt nhân (tương tác hạt nhân hay tương tác mạnh).

– Kết luận:

+ Lực hạt nhân là một loại lực mới truyền tương tác giữa các nuclôn trong hạt nhân, còn gọi là lực tương tác mạnh.

+ Lực hạt nhân chỉ phát huy tác dụng trong phạm vi kích thước hạt nhân (\(10^{-15}m\))

2.2. Năng lượng liên kết của hạt nhân

a. Độ hụt khối

– Khối lượng của một hạt nhân luôn luôn nhỏ hơn tổng khối lượng của các nuclôn tạo thành hạt nhân đó.

– Độ chênh lệch khối lượng đó gọi là độ hụt khối của hạt nhân, kí hiệu Δm

 \(\Delta m=Zm_{p}+(A-Z)m_{n}-m_{X}\)

– Trong đó:

\(m_p\) là khối lượng proton.

\(m_n\) là khối lượng notron.

\(m_X\) là khối lượng hạt nhân \(_{Z}^{A}\textrm{X}\)

b. Năng lượng liên kết

– Năng lượng liên kết của một hạt nhân được tính bằng tích của độ hụt khối của hạt nhân với thừa số \(c^2\): 

\(W_{lk}=\Delta mc^2=[Zm_{p}+(A-Z)m_{n}-m_{X}].c^2\)

– Năng lượng liên kết hạt nhân còn gọi là năng lượng tối thiểu để phá vỡ hạt nhân

c. Năng lượng liên kết riêng

– Năng lượng liên kết riêng (Wlkr) là năng lượng kiên kết tính cho 1 nuclôn

\(\Rightarrow W_{lkr}=\frac{W_{lk}}{A}=\frac{[Zm_{p}+(A-Z)m_{n}-m_{X}]}{A}\)

– Để so sánh tính bền vững của hạt nhân ta dựa vào Năng Lượng liên kết riêng ⇒ Hạt nhân có Năng Lượng liên kết riêng càng lớn thì càng bền vững (các hạt nhân có 50 < A < 80 gọi là các hạt nhân trung bình ⇒ rất bền vững)

2.3. Phản ứng hạt nhân

a. Định nghĩa và đặc tính

– Phản ứng hạt nhân là quá trình biến đổi của các hạt nhân.

– Phản ứng hạt nhân tự phát: Là quá trình tự phân rã của một hạt nhân không bền vững thành các hạt nhân khác.

– Phản ứng hạt nhân kích thích: Quá trình các hạt nhân tương tác với nhau tạo ra các hạt nhân khác. 

– Đặc tính:

+ Biến đổi các hạt nhân.

+ Biến đổi các nguyên tố.

+ Không bảo toàn khối lượng nghỉ.

b. Các định luật bảo toàn trong phản ứng hạt nhân

– Bảo toàn điện tích.

– Boả toàn số nuclôn (bảo toàn số A).

– Bảo toàn năng lượng toàn phần.

– Bảo toàn động lượng.

c. Năng lượng phản ứng hạt nhân

– Phản ứng hạt nhân có thể toả năng lượng hoặc thu năng lượng.

Q = (mtruoc – \(m_{_{sau}}\))\(.c^2\)

– Nếu Q > 0 → phản ứng toả năng lượng.

– Nếu Q < 0 → phản ứng thu năng lượng