Kho tàng tài liệu học tập phong phú.

Vật lý 12 Bài 11: Đặc trưng sinh lí của âm

2.1. Độ cao

– Độ cao của âm là một đặc trưng sinh lí của âm gắn liền với tần số của âm.

– Âm nghe càng thanh (cao) khi tần số càng lớn. Âm nghe càng trầm (thấp) khi tần số càng nhỏ.

2.2. Độ to

– Độ to của âm là một khái niệm nói về đặc trưng sinh lí của âm gắn liền với với đặc trưng vật lí mức cường độ âm.

– Tuy nhiên ta không thể lấy mức cường độ âm làm số đo độ to của âm dược.

– Độ to của âm phụ thuộc vào cường độ âm, mức cường độ âm và tần số của âm.

– Cường độ âm càng lớn thì ta nghe càng lớn.

– Ngưỡng nghe : là âm có cường độ âm nhỏ nhất mà tai ta có cảm giác nghe được .

– Ngưỡng đau : là âm có cường độ âm lên đến 10W/\(m^2\). Tai nghe có cảm giác nhức nhối đối với mọi tần số.

2.3. Âm sắc

– Các nhạc cụ khác nhau phát ra các âm có cùng một độ cao nhưng tai ta có thể phân biệt được âm của từng nhạc cụ, đó là vì chúng có âm sắc khác nhau.

– Âm có cùng một độ cao do các nhạc cụ khác nhau phát ra có cùng một chu kì nhưng đồ thị dao động của chúng có dạng khác nhau.

– Vậy, âm sắc là một đặc trưng sinh lí của âm, giúp ta phân biệt âm do các nguồn khác nhau phát ra. Âm sắc có liên quan mật thiết với đồ thị dao động âm

– Ví dụ cùng một bản nhạc nhưng khi nghe ta có thể xác định được bản nhạc đó được chơi bằng nhạc cụ các loại nhạc cụ khác nhau ghitar, violông, piano … vì âm sắc của các nhạc cụ này rất khác nhau.

Độ cao của âm

Đồ thị dao động của âm có tần số thấp (âm trầm) và tần số âm cao