Kho tàng tài liệu học tập phong phú.

Vật Lý 10 KNTT Bài tập cuối chương 2

1.1. Độ dịch chuyển và quãng đường đi được

– Độ dịch chuyển là một đại lượng vecto, cho biết độ dài và hướng của sự thay đổi vị trí của vật.

– Khi vật chuyển động thẳng, không đổi chiều thì độ lớn của độ dịch chuyển và quãng đường đi được bằng  nhau. Khi vật chuyển động thẳng, có đối chiếu thì độ lớn của độ dịch chuyển và quãng đường đi được không bằng nhau.

– Tổng hợp các độ dịch chuyển bằng cách tổng hợp vecto.

1.2. Tốc độ và vận tốc

– Tốc độ trung bình trên một đoạn đường xác định (hoặc trong một khoảng thời gian xác định):

\(v = \frac{S}{t}\) hoặc \(v = \frac{{\Delta S}}{{\Delta t}}\)

– Tốc độ tức thời là tốc độ tại một thời điểm xác định.

– Vận tốc trung bình trên một độ dịch chuyển xác định (hoặc trong một khoảng thời gian xác định):

\(\overrightarrow v  = \frac{{\overrightarrow d }}{t}\) hoặc \(\overrightarrow v  = \frac{{\Delta \overrightarrow d }}{{\Delta t}}\)

– Vận tốc tức thời là vận tốc tại một điểm xác định:

\({\overrightarrow v _t} = \frac{{\Delta \overrightarrow d }}{{\Delta t}}\) với \({\Delta t}\) rất nhỏ.

– Khi vật chuyển động thẳng theo một hướng thì tốc độ và vận tốc có độ lớn bằng nhau: v= v

– Công thức cộng vận tốc: \({\overrightarrow v _{1,3}} = {\overrightarrow v _{1,2}} + {\overrightarrow v _{2,3}}\)

Trong đó:

\({\overrightarrow v _{1,2}}\) là vận tốc của vật (1) đối với vật (2);

\({\overrightarrow v _{2,3}}\) là vận tốc của vật (2) so với vật (3) đứng yên;

\({\overrightarrow v _{1,3}}\) (vận tốc tổng hợp của vật) là vận tốc của vật (1) đối với vật (3)

1.3. Đồ thị độ dịch chuyển – thời gian

– Dùng đồ thị độ dịch chuyển – thời gian của chuyển động thẳng có thể mô tả được chuyển động: biết khi nào vật chuyển động, khi nào vật đổi chiều chuyển động, ….

– Vận tốc có giá trị bằng hệ số góc (độ dốc) của đường biểu diễn trong đồ thị độ dịch chuyển – thời gian của chuyển động thẳng.

1.4. Chuyển động biến đổi. Gia tốc

– Gia tốc là đại lượng cho biết sự thay đổi nhanh chậm của sự thay đổi vận tốc: \(\overrightarrow a  = \frac{{\Delta \overrightarrow v }}{{\Delta t}}\)

– Khi \(\overrightarrow a \) cùng chiều với \({\overrightarrow v }\) (a.v > 0): chuyển động nhanh dần; khi \(\overrightarrow a \) ngược chiều với \({\overrightarrow v }\) (a.v < 0): chuyển động chậm dần

– Đơn vị của gia tốc trong hệ SI là m/s2 (m.s-2)

1.5. Chuyển động thẳng biến đổi đều

– Chuyển động thẳng biến đổi đều là chuyển động thẳng có gia tốc không đổi theo thời gian.

– Chuyển động thẳng nhanh dần đều có (a.v) > 0, chuyển động thẳng chậm dần đều có (a.v) < 0.

– Hệ số góc của đồ thị vận tốc – thời gian của chuyển động thẳng biến đổi đều cho biết giá trị của gia tộc.

– Các công thức của chuyển động thẳng biến đổi đều:

1. vt = v0 + a.t

2. \(d = {v_0}.t + \frac{1}{2}.a.{t^2}\)

3. \(v_t^2 – v_0^2 = 2.a.d\)

1.6. Sự rơi tự do

– Chuyển động rơi chỉ chịu tác dụng của trọng lực gọi là rơi tự do.

– Chuyển động rơi tự do là chuyển động thẳng nhanh dần đều theo phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống.

– Tại một nơi nhất định trên Trái Đất và ở gần mặt đất, mọi vật đều rơi tự do với cũng gia tốc g. Gia tốc rơi tự do ở các nơi khác nhau trên Trái Đất thì khác nhau.

– Các công thức của sự rơi tự do:

+ Gia tốc a = g = hằng số

+ Vận tốc tức thời: vt = g.t

+ Độ lớn của độ dịch chuyển = Quãng đường đi được: \(d = s = \frac{1}{2}.g.{t^2} = \frac{{v_t^2}}{{2.g}}\)

1.7. Chuyển động ném

– Chuyển động ném có thể phân tích thành hai chuyển động thành phần vuông góc với nhau: chuyển động với gia tốc theo phương thẳng đứng, chuyển động thẳng đều theo phương nằm ngang.

– Các công thức của chuyển động ném:

+ Ném ngang:

Tầm xa: \(L = {v_0}.t = {v_0}\sqrt {\frac{{2.H}}{g}} \)

+ Ném xiên:

Tầm cao: \(H = \frac{{v_{_0}^2.{{\sin }^2}\alpha }}{{2.g}}\)

Tầm xa: \(L = \frac{{v_{_0}^2.\sin 2\alpha }}{g}\)

Chú ý: Các công thức trên chỉ đúng khi lực cản của không khí không đáng kể.