1.1. Lực và chuyển động
– Galilei bố trí thí nghiệm như Hình 14.1, rồi thả hòn bị cho làn xuống theo máng nghiêng 1. Ông nhận thấy hòn bi lăn ngược lên máng 2 đến một độ cao thấp hơn độ cao ban đầu.
– Khi hạ thấp độ nghiêng của máng 2, ông thấy hòn bi lăn trên máng 2 được một đoạn dài hơn. Ông cho rằng hòn bi không lăn được đến độ cao ban đầu là vì có ma sát. Ông tiên đoán rằng nếu không có ma sát và nếu máng nghiêng 2 nằm ngang thì hòn bị sẽ lăn mãi mãi với vận tốc không đổi.
Hình 14.1. Minh họa thí nghiệm của Galilei
1.2. Định luật I Newton
– Năm 1687, nhà vật lí người Anh Newton đã khái quát kết quả nghiên cứu của mình, đồng thời phát triển các ý tưởng của Galilei thành một định luật chuyển động, sau này được gọi là định luật I Newton:
– Nếu một vật không chịu tác dụng của lực nào hoặc chịu tác dụng của các lực có hợp lực bằng không, thì vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.
a) Quả cầu đứng yên khi được treo vào một sợi dây
b) Người trượt ván chuyển động với vận tốc không đổi
Hình 14.2
Định luật I Newton: Nếu một vật không chịu tác dụng của lực nào hoặc chịu tác dụng của các lực có hợp lực bằng 0,thì vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều |
---|
1.3. Quán tính
a. Quán tính
Tính chất bảo toàn trạng thái đứng yên hay chuyển động của vật, gọi là quán tính của vật.
– Do có quán tính mà mọi vật có xu hướng bảo toàn vận tốc cả về hướng và độ lớn.
– Định luật I Newton còn được gọi là định luật quán tính.
b. Ứng dụng của quán tính trong đời sống
– Khi đi trên xe buýt xe đang chạy mà dừng đột ngột sẽ làm cho hành khách lao về phía trước đó là do quán tính
– khi đang đi thì vấp phải hòn đá ta sẽ ngã về phía trước là do quán tính
– Khi ngồi trên ô tô, tàu lượn cao tốc hoặc máy bay, hành khách luôn được nhắc thắt dây an toàn, vì khi các phương tiện di chuyển với tốc độ nhanh về phía trước, theo quán tính thì người ngồi trên các phương tiện sẽ lao người về phía sau. Khi các phương tiện gặp vấn đề, sẽ phanh gấp, lúc này theo quán tính, cơ thể sẽ lao về phía trước, nhờ có dây an toàn mà cơ thể vẫn giữ lại được cơ thể chúng ta, tránh trường hợp bị ngã, nguy hiểm đến con người.
Quán tính của vật là tính chất bảo toàn trạng thái đứng yên hay chuyển động. |
---|