Kho tàng tài liệu học tập phong phú.

Vật Lý 10 Cánh diều Bài tập Chủ đề 3

1.1. Năng lượng và công

Ôn tập nội dung kiến thức Bài 1: Năng lượng và công

– Thực hiện công là một cách để truyền năng lượng từ vật này sang vật khác. Độ lớn của công mà lực đã thực hiện được bằng phần năng lượng đã được truyền đi.

– Công được tính bằng tích của lực tác dụng và độ dịch chuyển theo phương của lực.

– Biểu thức tính công: \(A = F.s.cos\alpha \), trong đó: \(\alpha \) là góc hợp bởi lực F với hướng dịch chuyển, s là quãng đường vật đi được dưới tác dụng của lực F.

– Đơn vị đo công và đơn vị đo năng lượng: jun, 1 J = 1N.m

– Công suất đặc trưng cho khả năng thực hiện công nhanh hay chậm, do vậy công suất còn được gọi là tốc độ thực hiện công.

– Công suất đo bằng công sinh ra trong một đơn vị thời gian: \({\rm{P}} = \frac{A}{t}\)​. Trong đó, A là công thực hiện được trong thời gian t. Đơn vị đo công suất là oát 1 W = 1J/s

– Liên hệ giữa công suất trung bình P với lực F không đổi và vận tốc v không đổi: \(P = F.v\)

1.2. Bảo toàn và chuyển hóa năng lượng

Ôn tập nội dung kiến thức Bài 2: Bảo toàn và chuyển hóa năng lượng

– Trong trường trọng lực đều, thế năng của vật có khối lượng ở độ cao so với mặt đất được xác định bằng công thức: \({W_t} = m.g.h\), trong đó, g ≈ 9,81 m/s2.

– Động năng của vật có khối lượng chuyển động với tốc độ được xác định bằng công thức: \({W_d} = \frac{1}{2}m.{v^2}\).

– Động năng của vật có thể chuyển hoá thành thế năng và ngược lại. Nếu bỏ qua sự hao phí năng lượng trong quá trình chuyển động thì tổng thế năng và động năng của vật không đổi, tức là cơ năng của vật được bảo toàn.

– Hiệu suất cho biết tỉ lệ (có thể tính theo phần trăm) giữa năng lượng có ích được tạo ra và tổng năng lượng cung cấp.

– Năng lượng không tự sinh ra hoặc không tự mất đi, năng lượng chỉ chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác hoặc truyền từ vật này sang vật khác. Nói cách khác, năng lượng được bảo toàn.