1.1. Tự đánh giá: Tràng giang
Đọc văn bản “Tràng giang” (trang 51, SGK Ngữ Văn 11 Tập 2 – Cánh diều) và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Câu 1: Phương án nào thể hiện đúng và đầy đủ nhất ý nghĩa nhan đề “Tràng giang”?
A. Tên riêng của dòng sông
B. Dòng sông dài
C. Dòng sông rộng
D. Dòng sông dài và rộng
Đáp án: D.
Câu 2: Phương án nào sau đây diễn tả đúng ý nghĩa của các cụm từ “không một chuyến đò ngang”, “không cầu” ở khổ thơ thứ ba?
A. Diễn tả mối giao cảm của nhân vật trữ tình với thế giới bên ngoài
B. Diễn tả một thế giới bị phân cách, chia lìa
C. Diễn tả vẻ đẹp của dòng sông với những chuyến đò và cây cầu
D. Diễn tả sự mở rộng liên tục, không cùng của bầu trời và dòng sông
Đáp án: D.
Câu 3: Mối quan hệ giữa các hình ảnh trong dòng thơ nào dưới đây của bài Tràng giang có sự tương đồng với dòng thơ “Gió theo lối gió, mây đường mây” trong Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử?
A. Mênh mông không một chuyến đò ngang
B. Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả
C. Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu
D. Lớp lớp mây cao đùn núi bạc
Đáp án: B.
Câu 4: Cảm xúc chủ đạo của bài thơ Tràng giang là gì?
A. Nỗi tuyệt vọng
C. Nỗi băn khoăn
B. Nỗi cay đắng
D. Nỗi buồn
Đáp án: D.
Câu 5: Chỉ ra và phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ trong bài thơ mà em thấy rõ nhất.
Trả lời:
– “Củi một cành khô lạc mấy dòng”: câu thơ sử dụng biện pháp đảo ngữ “củi một cành khô”: mang đầy tính hiện thực, nhấn mạnh đến tận cùng sự khô xác, vô nghĩa, bé nhỏ, lạc loài, tầm thường của cành củi đã cạn kiệt sự sống.
Câu 6: Vì sao có thể nói: Nỗi “buồn điệp điệp” ngấm sâu vào thế giới hình ảnh trong khổ 1?
Trả lời:
– “buồn điệp điệp”: nỗi buồn âm thầm trải dài khôn nguôi, chất chứa trong lòng người.
– Từ láy “điệp điệp”: diễn tả sự vô biên của sóng nước điệp trùng → nỗi buồn trở nên hữu hình, chồng chất tầng tầng, lớp lớp; dai dẳng, triền miên, thường trực.
=> Trên sóng nước, có bao nhiêu con sóng là bấy nhiều nỗi buồn nổi lên cuồn cuộn, trào dâng trong lòng người.
Câu 7: Dòng thơ “Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều” có thể có mấy cách hiểu? Cách hiểu của em là gì? Vì sao?
Trả lời:
Dòng thơ “Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều” có thể có 2 cách hiểu:
– Cách 1: Không có tiếng chợ chiều, phủ định dấu hiệu của sự sống.
– Cách 2: Đâu đó có tiếng chợ chiều từ xa vọng lại trong không gian không xác định.
=> Em sẽ hiểu bài thơ theo cách 2 vì cách hiểu này càng tạo cảm giác nhạt nhòa xa vắng của sự sống con người. Trong không gian không xác định đó, cảm xúc cô đơn, rợn ngợp giữa mênh mông đất trời càng rõ ràng hơn.
Câu 8: Trong sự so sánh với các khổ thơ khác, cách chấm câu ở khổ 3 có gì đặc biệt? Phân tích ý nghĩa của cách chấm câu này.
Trả lời:
Ở khổ 3, cuối mỗi dòng thơ đều có dấu châm để ngắt hết một ý.
=> Ý nghĩa: tạo nên sự dứt khoát của mỗi hình ảnh được miêu tả, để từ đó, tất cả gộp lại tạo thành bức tranh gợi về số phận nổi trôi, bơ vơ, bất hạnh, cô đơn của kiếp người trong xã hội cũ.
Câu 9: Sự xuất hiện của tâm trạng “nhớ nhà” trong dòng kết của bài thơ có phù hợp với sự vận động của cấu tứ không?
Trả lời:
Sự xuất hiện của tâm trạng “nhớ nhà” trong dòng kết của bài thơ có phù hợp với sự vận động của cấu tứ vì xuyên suốt bài thơ đều là nỗi buồn da diết, sự cô đơn lạc lõng giữa đất trời. Tất cả nỗi buồn trước mặt đều xuất phát từ nỗi buồn, nhớ thương trong tim, đó là nỗi nhớ nhà sâu nặng của người con xa quê.
1.2. Hướng dẫn tự học
Câu 1: Tìm đọc thêm một số bài thơ hay về đề tài mùa thu trong văn học Việt Nam.
Trả lời:
Một số bài thơ hay về đề tài mùa thu trong văn học Việt Nam.
https://toplist.vn/top-list/bai-tho-hay-ve-mua-thu-24248.htm.
Câu 2: Sưu tầm thêm một số bài giới thiệu, phân tích, đánh giá về các văn bản thơ đã học trong Bài 6, đọc và ghi chép lại những đoạn văn mà em thấy hứng thú (chú ý cách sử dụng từ ngữ và các kĩ năng phân tích trong đoạn văn đó.
Trả lời:
Một số bài giới thiệu, phân tích, đánh giá về các văn bản thơ đã học trong Bài 6:
– Văn bản: Đây mùa thu tới:
https://text.123docz.net/document/5214222-dac-diem-ngon-ngu-trong-bai-day-mua-thu-toi.htm.
– Văn bản: Tràng giang:
https://thichvanhoc.com.vn/nhan-dinh-dac-sac-ve-huy-can-va-trang-giang/.
– Văn bản: Đây thôn Vĩ Dạ:
https://nguvan.vn/binh-luan-bai-tho-day-thon-vi-da-nha-phe-binh-chu-van-son.html.
– Văn bản: Tình ca ban mai:
https://cand.com.vn/Ly-luan/tinh-ca-ban-mai-bai-tho-tang-vo-cua-che-lan-vien-i689899/.
– Văn bản: Sông Đáy:
http://vanthonhactrieuchau.blogspot.com/2016/07/blog-post_89.html.