Kho tàng tài liệu học tập phong phú.

Tự đánh giá: Lễ hội Ok Om Bok – Ngữ văn 10 Tập 1 Cánh Diều

1.1. Tự đánh giá: Lễ hội Ok Om Bok

Đọc văn bản Lễ hội Ok Om Bok và hoàn thành những câu hỏi dưới đây:

Câu 1: Vì sao nhan đề của văn bản là Lễ hội Ok Om Bok mà không phải là Lễ hội Ok Om Bok – Đua ghe ngo?

A. Vì đây là lễ hội của đồng bào Khmer ở Sóc Trăng

B. Vì hoạt động đua ghe ngo không diễn ra năm nay

C. Vì đua ghe ngo chỉ là một hoạt động trong lễ hội

D. Vì điểm nhấn của lễ hội chính là Giải Đua ghe ngo

Trả lời:

Đáp án đúng là: C

Vì đua ghe ngo chỉ là một hoạt động trong lễ hội

Câu 2: Vì sao người Khmer ở Sóc Trăng lại làm lễ vật cúng Mặt Trăng vào khoảng giữa tháng 10 âm lịch hằng năm?

A. Vì người Khmer ở Sóc Trăng coi Mặt Trăng là vị thần điều tiết mùa màng

B. Vì đấy là khoảng thời gian mà người Khmer ở Sóc Trăng nhàn nhã nhất

C. Vì đó là những ngày cuối mùa khô, tiện cho việc thu hoạch các loại hoa màu

D. Vì đây là lúc thu hoạch lúa nếp và đủ các loại hoa màu để làm lễ vật cúng

Trả lời:

Đáp án đúng là: D

Vì đây là lúc thu hoạch lúa nếp và đủ các loại hoa màu để làm lễ vật cúng

Câu 3: Sự kết hợp giữa thuyết minh với miêu tả trong văn bản trên đã đem đến hiệu quả gì?

A. Thông tin được đề cập cụ thể, sinh động và dễ hình dung hơn

B. Nội dung được đề cập giàu tính thẩm mĩ và tính hư cấu hơn

C. Văn bản có đầy đủ đặc điểm của phong cách ngôn ngữ báo chí

D. Văn bản thể hiện rõ hơn nét văn hoả của người dân ở Sóc Trăng

Trả lời:

Đáp án đúng là: A

Thông tin được đề cập cụ thể, sinh động và dễ hình dung hơn

Câu 4: Những thông tin nào ở cột B đúng với nội dung được nêu ở cột A?

Trả lời:

Đáp án đúng là: a, b, c, d, e, g, i

Câu 5: Đề tài của văn bản trên là gì? Dựa vào yếu tố nào để nhận biết điều đó?

Trả lời:

– Đề tài của văn bản: lễ hội

– Yếu tố dựa vào để nhận biết: nhan đề của văn bản và nội dung của tác phẩm.

Câu 6: Các dòng in đậm ngay dưới nhan đề văn bản được gọi là gì? Hãy chỉ ra tác dụng của những dòng này trong văn bản.

Trả lời:

– Các dòng in đậm dưới nhan đều văn bản được gọi là phần mở đầu (sa pô) của tác phẩm

– Tác dụng: khái quát chung của văn bản, giúp người đọc có cái nhìn toàn diện về tác phẩm trước khi bước vào tìm hiểu kĩ tác phẩm.

Câu 7: Viết đoạn văn (khoảng 3 – 4 dòng) để trả lời câu hỏi: Lễ hội Ok Om Bok là gi?

Trả lời:

Đoạn văn tham khảo

Lễ hội Ok Om Bok là một lễ hội truyền thống lớn hàng năm của người dân tộc Khmer vùng Nam Bộ. Lễ hội diễn ra với nhiều nghi lễ đặc sắc, độc đáo thể hiện tín ngưỡng thờ tụng đặc trưng của người dân Khmer. Đồng thời, trong lễ hội còn diễn ra các hoạt động văn hóa rất độc đáo nhưu hội đua ghe ngo rất được người dân mong đợi.

Câu 8: Em nhận ra những thông tin nào của nội dung văn bản trong hình ảnh minh hoạ ở phần mở đầu?

Trả lời:

Em nhận ra những thông tin của nội dung văn bản trong hình ảnh minh họa ở phần đầu là:

– Hình ảnh lễ hội đông vui, nhộn nhịp với nhiều hoạt động giải trí phong phú, đa dạng

– Hội đua ghe – một trong những hoạt động được người dân mong chờ nhất.

Câu 9: Tìm những câu văn cho thấy nhận xét và quan điểm của người tạo lập văn bản này.

Trả lời:

 Những câu văn cho thấy nhận xét và quan điểm của người tạo lập văn bản này:

– Cùng xong, mọi người quây quần cùng thụ lộc các đồ cúng để hưởng phúc, các em nhỏ thì vui chơi, múa hát cho đến đêm khuya.

– Lễ hội chính là dịp tăng cường mối quan hệ cộng đồng để đồng bào các dân tộc ở Sóc Trăng ngày càng gắn kết, thi đua lao động sản xuất, xây dựng quê hương tươi đẹp.

– Đối với đồng bào Khmer Nam Bộ, lễ hạ thủy ghe ngo vừa mang tính truyền thống, vừa mang yếu tố tâm linh, góp phần vào sự đa dạng văn hóa, phát triển xã hội.

Câu 10: Từ văn bản trên, em suy nghĩ gì về ý nghĩa của các lễ hội trong đời sống tinh thần của người Việt Nam?

Trả lời:

Lễ hội luôn được coi là một món ăn tinh thần, một hoạt động sinh hoạt văn hóa phổ biến của mỗi vùng miền. Bởi đó là lúc người dân tụ tập lại với nhau, cùng vui chơi, chuẩn bị, tham gia vào các trò chơi dân gian truyền thống, có những giây phút vui vẻ, gắn kết tình cảm cộng đồng giữa người với người. Chính vì lí do đó, các lễ hội vẫn luôn hiện hữu trong đời sống của mỗi làng quê, thôn xóm, mang đậm hương vị quê hương đặc trưng khiến người dân đi xa đều nhớ đến.

1.2. Hướng dẫn tự học

– Tìm đọc mở rộng các văn bản thông tin về văn hoá, lễ hội trên báo, tạp chí hoặc Internet.

– Tự giả định các tình huống cần thuyết phục tổ chức, cá nhân chấp nhận quan điểm, năng lực của chính mình để có thể tham gia vào các hoạt động của tập thể, cộng đồng; từ đó, viết và thuyết trình về bản thân.

– Tham khảo các sách, tài liệu hướng dẫn kĩ năng viết bài luận xin học bổng, viết nội quy, bản hướng dẫn nơi công cộng cũng như kĩ năng thuyết trình để rèn luyện, nâng cao năng lực giao tiếp ngôn ngữ của bản thân.

– Vận dụng những kiến thức, kĩ năng học được từ bài học vào việc tham gia tổ chức các hoạt động văn hoá ở trường và địa phương nơi em sinh sống.