Kho tàng tài liệu học tập phong phú.

Tự đánh giá: Bánh mì Sài Gòn – Ngữ văn 11 Tập 2 Cánh Diều

1.1. Tự đánh giá: Bánh mì Sài Gòn

Đọc văn bản “Bánh mì Sài Gòn” (trang 82 sgk Ngữ văn 11 Tập 2) và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Câu 1: Theo em, vì sao tác giả chọn viết về món bánh mì Sài Gòn?

A. Vì đó là món ăn đồng thời là một hiện tượng giàu ý nghĩa xã hội 

B. Vì đó là món ăn nổi tiếng của người Sài Gòn lúc bấy giờ

C. Vì đó là món ăn ngon được nhiều người Sài Gòn yêu thích

D. Vì đó là món ăn có nguồn gốc thuần tuý của Việt Nam

Đáp án: A.

 

Câu 2: Phương án nào dưới đây nêu đúng và đủ nhất bố cục của văn bản Bánh mì Sài Gòn?

A. Giới thiệu món bánh mì lần đầu tiên được du nhập vào Việt Nam, từ đó khái quát về quy luật phát triển của văn hoá

B. Giới thiệu quy luật giao lưu và hội nhập của văn hoá, từ đó lí giải cụ thể về món bánh mì ở Việt Nam

C. Giới thiệu quy luật giao lưu và hội nhập văn hoá, từ đó lí giải về sự biến tấu đa dạng của món bánh mì ở Việt Nam

D. Giới thiệu bánh mì du nhập vào Việt Nam và dần trở thành món ăn quen thuộc, từ đó khái quát về quy luật phát triển của văn hoá

Đáp án: D.

 

Câu 3: Vì sao bánh mì được du nhập vào nước ta, sớm nhất ở Sài Gòn?

A. Vì đó là thành phố có rất nhiều người thích ăn bánh mì

B. Vì đó là thành phố có nhiều người “Tây” và “Tàu” cùng sinh sống 

C. Vì đó là thành phố ngã ba, nơi giao lưu của nhiều cách sống 

D. Vì ở đó có nhiều đầu bếp nổi tiếng đến sinh sống và làm việc

Đáp án: C.

 

Câu 4: Phương án nào dưới đây nêu đúng giá trị văn hoá của món bánh mì? 

A. Phát triển đồng thời trên cả hai con đường tự giác và tự phát

B. Đáp ứng được nhu cầu ích dụng của cuộc sống đời thường 

C. Tương tác để tạo nên sự cân bằng của cuộc sống con người 

D. Trở thành phòng thí nghiệm của sự tiến bộ xã hội loài người

Đáp án: A.

 

Câu 5: Câu văn nào dưới đây cho biết đánh giá của tác giả về vai trò của bánh mì trong đời sống hiện nay?

A. Ấy thế mà, như trên đã nói, có lúc nó được coi là thứ không nên đụng đến, không thuộc hệ chuẩn giá trị truyền thống của “đạo nhà”.

B. Loại thức ăn này tồn tại trong cái nhìn của dân ta là bánh – hiểu là món ăn chơi, không phải là thực phẩm thường xuyên như cơm ..

C. Nói chung, giờ đây bánh mì đã là một thành tố quan trọng trong cái mà thế nhân đời nay gọi là “văn hoá ẩm thực”.

D. Có lẽ, bánh mì đã xuất hiện ở xứ ta trước cái mốc 1859, nhưng ắt hẳn được biết đến nhiều là sau khi đội quân viễn chinh chiếm thành Gia Định.

Đáp án: C.

 

Câu 6: Hãy làm rõ sự kết hợp giữa yếu tố tự sự và trữ tình trong văn bản trên qua một số biểu hiện cụ thể, đồng thời, nhận xét về tác dụng của sự kết hợp ấy.

Trả lời:

Chất trữ tình trong văn bản thể hiện ở việc tác giả nêu lên cảm xúc, suy nghĩ của mình về các giá trị văn hóa. 

Văn bản viết theo ngôi thứ nhất. Cái tôi trong văn bản thể hiện trực tiếp những cảm xúc, suy nghĩ riêng của tác giả. 

Ngôn ngữ văn bản tinh tế, sống động, mang hơi thở đời sống, giàu hình ảnh và chất trữ tình.

-> Việc kết hợp như vậy giúp tác giả thể hiện được hết những tâm tư, suy nghĩ của mình về vấn đề nói đến. Đồng thời cũng giúp bài viết trở nên sinh động, hấp dẫn, lôi cuốn bạn đọc.

 

Câu 7: Từ trường hợp ổ bánh mì, tác giả văn bản đã mở rộng bàn luận về vấn đề gì?

Trả lời:

Từ trường hợp ổ bánh mì, tác giả văn bản đã mở rộng bàn luận về vấn đề tiến trình phát triển của văn hóa.

 

Câu 8: Tác giả văn bản thể hiện quan điểm như thế nào về vấn đề phát triển văn hoá? Em có đồng tình với quan điểm của tác giả không? Tại sao?

Trả lời:

Theo tác giả, văn hoá phát triển đồng thời trên cả hai con đường tự giác và tự phát, trong từng thời đoạn cụ thể, mỗi con đường mạnh yếu khác nhau, nhưng chúng luôn tương tác để tạo nên sự cân bằng của chính thể văn hoá. 

Em đồng ý với quan điểm của tác giả bởi trong câu chuyện “ổ bánh mì”, tác giả đã đưa ra những dẫn chứng cụ thể, rõ ràng và thuyết phục cho quan điểm này.

 

Câu 9: Từ văn bản Bánh mì Sài Gòn, hãy nêu suy nghĩ của em về một thái độ cần có của thế hệ trẻ ngày nay đối với việc tiếp nhận các yếu tố văn hoá nước ngoài.

Trả lời:

Từ văn bản Bánh mì Sài Gòn, chúng ta dễ dàng nhận ra việc du nhập văn hóa nước ngoài là một trong những vấn đề rất được quan tâm, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ Việt Nam. Thế hệ trẻ là những con người năng động, nhiệt huyết, ưa tìm tòi, khám phá. Khi mạng xã hội phát triển, thế hệ trẻ có nhiều điều kiện tiếp cận các nguồn thông tin khác nhau về tư tưởng, văn hóa của một số quốc gia khác. Một số văn hóa nước ngoài du nhập vào nước ta mang lại những lợi ích nhất định. Tuy nhiên, bên cạnh lợi ích vẫn tồn tại những hạn chế. Giới trẻ phần đông là những người chưa trải nghiệm nhiều, trong họ tiềm ẩn những nhân tố tiêu cực như: dễ chán nản, hoang mang. dao động trước khó khăn, dễ bị kích động, nhẹ dạ cả tin, tiếp nhận thông tin ít chọn lọc. Việc tiếp nhận văn hóa nước ngoài mà không có chọn lọc, nhìn nhận kĩ vấn đề dễ mang lại những nguy cơ tiềm ẩn như làm xấu, mất đi văn hóa dân tộc… Chính vì vậy, cần tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết về văn hóa giới trẻ ngay khi còn đang trên ghế nhà trường.

1.2. Hướng dẫn tự học

Câu 1: Tìm đọc một số đoạn văn bản tùy bút, tản văn, truyện kí trong sách, báo hoặc internet. Khi đọc, cần lưu ý: tóm tắt nội dung văn bản, ghi lại những cảm xúc, điều tâm đắc, thích thú hoặc băn khoăn, chưa hiểu,… của bản thân về những văn bản đó.

Trả lời:

Tùy bút: Người lái đò sông Đà – Nguyễn Tuân.

Tóm tắt:

Từ thượng nguồn sông Đà đã mang vẻ dữ dội của đại ngàn: dựng đá vách thành, chỉ lúc đúng ngọ mới thấy mặt trời; sóng đá dữ dội dàn thành các thạch trận xô nhau liên tiếp, dữ dội hơn trông Đà giang như sôi lên sùng sục, tiếng thác đá ở đây thì như ngàn con trâu mộng giữa rừng vầu, rừng tre nứa nổ lửa. Có lúc sông Đà cũng dịu dàng: Sông Đà tuôn dài như áng tóc trữ tình,mang màu xanh ngọc bích và màu đỏ phù sa chứ không có màu đen như Pháp nói; sông Đà lại giống như một cố nhân lâu ngày gặp lại; hai bên bờ sông Đà tĩnh lặng nhưng đầy sức sống. Trên vẻ đẹp của Tây Bắc ấy hình ảnh người lái đò hiện ra đầy nghệ sĩ, hùng dũng dù rất bình dị đời thường, Ông lái đò vượt qua ba thạch trận với nhiều cửa tử; ngày nào cũng chiến đấu với sông Đà dữ dội, nhưng đêm trở về với những thứ bình dị, khiêm tốn.

Nội dung chính: Người lái đò sông Đà là một áng văn đẹp được làm nên từ tình yêu đất nước say đắm, thiết tha của một con người muốn dùng văn chương để ca ngợi vẻ đẹp vừa kì vĩ, hào hùng vừa trữ tình thơ mộng của thiên nhiên và nhất là của con người lao động bình dị ở miền Tây Bắc. Tác phẩm còn cho thấy công phu lao động nghệ thuật khó nhọc cùng sự tài hoa, uyên bác của Nguyễn Tuân trong việc dùng chữ nghĩa để tái tạo những kì quan của tạo hóa và những kì tích lao động của con người.

Điều ấn tượng về hình tượng ông lái đò:

Ông lái đò hiện ra là một người khoảng bảy mươi tuổi làm nghề lái đò đã nhiều năm nay. Ông là đại diện cho những con người lao động bình dị, từng trải, có nhiều kinh nghiệm lái đò, có lòng dũng cảm, gan dạ, mưu trí, nhanh nhẹn và cả sự quyết đoán ở nơi đây. Mỗi ngày làm việc như một trận chiến với đám thủy quái trên sông, ông phải dùng hết công lực của mình để đối phó với bọn chúng mà không hề nao núng. Khi bọn đá bày ra trùng vi thạch trận thứ nhất đầy hiểm nguy, người lái đò hai tay giữ mái chèo khỏi bị hất lên khỏi sóng trận địa phóng thẳng vào mình; ông không hề nao núng mà bình tĩnh, đầy mưu trí như một vị chỉ huy, lái con thuyền vượt qua ghềnh thác. Ngay cả khi bị thương, người lái đò vẫn cố nén vết thương, hai chân vẫn kẹp chặt lấy cuống lái để vượt qua trùng vi thạch trận thứ nhất. Sau khi phá xong vòng một, người lái đò không được nghỉ ngơi mà phá luôn trùng vi thạch trận thứ hai, thứ ba. Ông lái đò đã nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá; ông đã thuộc quy luật phục kích của lũ đá nơi ải nước hiểm trở này. Trong cuộc chiến không cân sức ấy, người lái đò chỉ có một cán chèo, một con thuyền không có đường lùi còn dòng sông dường như mang sức mạnh siêu nhiên của loài thuỷ quái. Tuy nhiên, kết cục cuối cùng, người lái đò vẫn chiến thắng, khiến cho bọn đá tướng tiu nghỉu bộ mặt xanh lè vì phải chịu thua một con thuyền nhỏ bé.

 

Câu 2: Hoàn thành bài báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội.

Trả lời:

Bài viết tham khảo: Thực trạng về tự ti và tự phụ của giới trẻ Việt Nam.

Tóm tắt:

Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả đã xác định và đánh giá thực trạng tâm lý tự ti và tự phụ ở một bộ phận các bạn trẻ Việt Nam ngày nay, từ đó đưa ra những giải pháp để cải thiện và vượt qua tâm lí tự ti cho các bạn. Khảo sát được thực hiện tại một trường thuộc địa bàn thành phố Hà Nội.

1. Mở đầu:

Trong thời buổi hiện nay, khi đất nước ta đang trên con đường hội nhập, thì đòi hỏi phải cần có những người thật sự tài năng để đưa đất nước đi lên ngang tầm với bạn bè năm châu như lời Bác Hồ đã dạy. Nhưng điều đó không phải dễ khi thực tế bây giờ vẫn còn tồn tại nhiều thái độ sống chưa thực sự đúng đắn. Trong đó có hai thái độ tự ti và tự phụ.

2. Nội dung nghiên cứu:

2.1 Khái niệm tự ti và tự phụ

– “Tự ti”: Thiếu tự tin, không tin vào khả năng của bản thân, sống mặc cảm, thu mình.

– “Tự phụ”: Kiêu căng, ảo tưởng về bản thân, xem mình luôn là nhất, là đúng, mà coi thường mọi người xung quanh.

2.2 Kết quả nghiên cứu và đề xuất

a. Thực trạng:

– 130 bạn trong độ tuổi 16-17 cho đến 6,4% sống khép kín, tự ti và mặc cảm; 2,0% có tính tự phụ.

b. Biểu hiện:

*  Tự ti:

– Nói về tự ti, đó là thái độ tự xem mình thấp hơn người khác, thua kém người khác.

– Người tự ti luôn sống khép kín, thu mình, không tin tưởng vào khả năng của bản thân.

– Thiếu ý chí, không dám nghĩ, không dám làm.

– Họ luôn sợ sệt, trốn tránh, nhút nhát trước chỗ đông người. (nêu một vài dẫn chứng)

* Tự phụ:

– Nói về tự phụ lại là một thái độ hoàn toàn trái ngược với tự ti. Nếu ngưòi tự ti cứ xem mình thấp hơn ngưòi khác thì ngưòi tự phụ lại luôn tự đề cao bản thân mình, tự xem mình tài giỏi hơn người khác, trong mắt họ thế giới thật nhỏ bé.

– Người tự phụ luôn chủ quan tự cho mình là đúng.

– Khi làm được việc gì đó thì tỏ ra coi thường người khác => Biểu hiện của căn bệnh “ngôi sao”. (nêu một vài dẫn chứng tiêu biểu).

c. Đề xuất

– Có những giải pháp khắc phục tâm lí.

– Trau dồi thêm kiến thức cho bản thân, đặt mục tiêu cho bản thân

– …

3. Kết luận

– Khẳng định lại vấn đề nghị luận.

– Liên hệ bản thân, mở ra những suy nghĩ mới.