1.1. Yêu cầu
– Nêu được những thông tin chính xác, cô đọng về vấn đề trình bày.
– Nói rõ lí do chọn đề tài.
– Trình bày được cảm nhận, đánh giá của người nói về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học.
– Nêu được những đề xuất có ý nghĩa trong đời sống.
1.2. Cách làm
1.2.1. Chuẩn bị nói
– Khi xác định đề tài của bài nói, bạn có thể chọn vấn đề mối quan hệ giữa con người với tự nhiên được gợi ra từ tác phẩm văn học đã được chuẩn bị trong phần Viết.
– Bạn có thể chọn đề tài là một vấn đề xã hội từ một tác phẩm văn học khác (nếu muốn).
1.2.2. Trình bày bài nói
Khi lập dàn ý, để bài nói thêm thuyết phục, hấp dẫn, bạn cần:
– Tổ chức bài nói thành ba phần rõ ràng, phần mở đầu và kết thúc cần tạo ấn tượng sâu sắc.
– Nêu và phân tích, đánh giá các ý kiến trái ngược (dự kiến).
– Sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ với các phương tiện phi ngôn ngữ một cách đa dạng để tăng cường tính trực quan và hấp dẫn cho bài nói.
– Dự kiến các câu hỏi, phản hồi của người nghe và chuẩn bị câu trả lời; tóm tắt hệ thống ý dưới dạng sơ đồ.
1.2.3. Trao đổi, đánh giá
Khi tự kiểm tra, đánh giá kĩ năng nói, bạn sử dụng mẫu bảng kiểm nêu ở Bài 1. Thông điệp từ thiên nhiên (Ngữ văn 11, tập một). Tuy nhiên, cần lưu ý bổ sung, điều chỉnh một số chi tiết thể hiện những điểm riêng của kiểu bài.