1.1. Tìm hiểu chung
1.1.1. Tác giả
– Ri- sát Oát-xơn sinh năm 1961, là nhà tương lai học và giảng viên đại học người Anh.
– Đồng thời, ông còn là cây bút nổi tiếng về các phát minh, sang chế và là người phân tích, dự đoán các xu hướng toàn cầu trong tương lai.
Tác giả Ri- sát Oát-xơn
1.1.2. Tác phẩm
a. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:
Văn bản Trí thông minh nhân tạo được trích trong cuốn sách 50 ý tưởng về tương lai (năm 2012).
b. Thể loại:
Văn bản thuộc thể loại văn bản thông tin.
c. Bố cục văn bản:
– Phần 1: AI sắp trở thành hiện thực.
– Phần 2: Điều gì xảy ra tiếp theo.
d. Tóm tắt tác phẩm:
Trí thông minh nhân tạo AI sắp trở thành hiện thực và sẽ trở thành một trợ lý đắc lực cho con người, nhưng cũng mang đến không ít rủi ro nếu con người không nắm quyền kiểm soát.
1.2. Đọc hiểu văn bản
1.2.1. Tóm tắt thành tựu chính
– Trí thông minh nhân tạo phát triển với tốc độ nhanh chóng.
– Trí thông minh nhân tạo bắt đầu đấu lại chính các nhà thiết kế ra nó.
– Rất có thể trí thông minh nhân tạo sẽ thay thế não bộ con người.
Sự bùng nổ công nghệ trí tuệ nhân tạo AI
1.2.2. Cách trình bày dữ liệu trong văn bản
– Kí hiệu: biểu thị những dự báo của tác giả về sự phát triển của trí thông minh nhân tạo => tốc độ phát triển nhanh chóng, khả năng ngày càng lớn của trí thông minh nhân tạo (công cụ được tạo ra bởi con người -> cạnh tranh với não bộ người, đòi quyền bình đẳng với con người).
– Sơ đồ trực quan hóa các mốc thời gian, sự kiên quan trọng trong quá trình phát triển của trí thông minh nhân tạo.
– Cách trình bày dữ liệu ngắn gọn, mạch lạc, logic => người đọc nắm bắt thông tin nhanh chóng, hiệu quả.
1.2.3. Chủ đề, ý chính và ý phụ của văn bản
* Chủ đề: Dự báo về sự phát triển của trí thông minh nhân tạo trong tương lai.
* Ý chính:
– Tốc độ phát triển của trí thông minh nhân tạo:
+ Năm 1956, Giôn Mác Cát-thi đặt ra thuật ngữ “trí thông minh nhân tạo”.
+ Năm 2008: Máy tính cá nhân có khả năng xử lí khoảng 10 tỉ lệnh mỗi giây.
+ Năm 2040: Máy tính được dự báo có khả năng xử lí 100 nghìn tỉ lệnh mỗi giây.
– Các loại trí thông minh nhân tạo:
+ AI mạnh: cỗ máy có khả năng suy nghĩ thực sự.
+ AI yếu: Trí thông minh được dùng để bổ ung.
– Các quan điểm trái chiều về trí thông minh nhân tạo:
+ Một số người tin vào khả năng học hỏi và phản ứng của máy tính.
+ Một số người cho rằng máy tính không thể vượt qua não bộ con người.
– Tác động của trí thông minh nhân tạo đối với đời sống con người:
+ Nuôi dưỡng các ý tưởng, danh tiếng, thông tin, cái được gọi là trí thông minh tổng hợp.
+ Giúp người mua và người bán tạo ra nhiều hàng hóa hơn và hiệu quả hơn.
+ Tạo ra nhiều tri thức hơn với ít thiên lệch và theo đuôi một dải các quy định rộng hơn.
– Dự đoán những viễn cảnh có thể xảy ra:
+ Phải chăng não bộ con người chỉ là một cỗ máy vật chất, có thể bị thay thế bởi máy móc, và con người có thể đạt tới sự hợp nhất với máy móc.
+ Khi máy móc trở nên rất thông minh, điều gì có thể xảy đến với những người làm những việc mà máy móc sẽ đảm nhiệm trong tương lai?
1.2.4. Thái độ, quan điểm của tác giả
– Dự đoán:
+ Máy móc có thể bắt kịp và vượt qua những năng lực của con người, con người có thể hợp nhất với máy móc và đạt tới sự bất tử ở một mức nào đó.
+ Máy móc trở nên thông minh và có thể thay thế nhiều công việc mà con người đang đảm nhiệm.
– Quan điểm của tác giả: Việc đưa ra các ý kiến trái chiều về sự phát triển của trí thông minh nhân tạo và nêu các câu hỏi ở cuối văn bản cho thấy quan điểm thái độ của tác giả: Vẫn băn khoăn, nghi vấn, không chắc chắn về dự đoán tương lai.
=> Nhận xét: Đây cũng là vấn đề tác giả muốn khơi gợi từ bạn đọc để chúng ta có thể thay đổi nhận thức và hành động.
1.3. Tổng kết
1.3.1. Về nội dung
– Tác giả đã đưa ra thông tin về tốc độ phát triển, các loại thông minh nhân tạo và tác động của chúng đối với đời sống con người.
– Từ đó, tác giả cũng đưa ra những quan trái chiều về trí thông minh nhân tạo và dự đoán những viễn cảnh có thể xảy ra trong tương lai.
1.3.2. Về nghệ thuật
Các phương tiện phi ngôn ngữ: sơ đồ, kí hiệu… được dử dụng hiệu quả giúp cho thông tin được trình bày một cách mạch lạc , logic.