1.1. Tìm hiểu chung
1.1.1. Tác giả Nguyễn Du
a. Tiểu sử:
– Nguyễn Du (1765 – 1820).
– Ông là Đại thi hào dân tộc Việt Nam.
– Tự là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên.
– Quê quán: Làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.
– Xuất thân: Thân phụ của ông là Nguyễn Nghiễm (1708 – 1776), làm Tể tướng triều Lê, đóng thời là một học giả, nhà thơ. Thân mẫu của ông là bà Trần Thị Tần (1740 – 177 quê Kinh Bắc (nay thuộc huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh). 10 tuổi mồ côi cha, 12 tuổi mồ côi mẹ, ông phải đến sống nhờ người anh khác mẹ là Nguyễn Khản.
– Cuộc đời:
+ Năm 1783, Nguyễn Du đi thi, đỗ tam trường (tương đương Tú tài), làm một chức quan nhỏ dưới triều Lê; thời Tây Sơn, sống cuộc đời lưu lạc bần hàn; sau thời Tây Sơn, ông lại được mời ra làm quan cho triều Nguyễn (lên đến chức Hữu Tham tri bộ Lễ, tương đương chức Thứ trưởng bấy giờ).
+ Sống trong một giai đoạn mà gia cảnh và lịch sử đất nước có nhiều biến đổi lớn lao, cuộc đời ông cũng lắm phen chìm nổi, đau thương, buồn nhiều, vui ít. Ông qua đời ở tuổi 55 (ngày 16 tháng 9 năm 1820). Dù cuộc đời khá ngắn ngủi, nhưng cũng nhờ từng sống nhiều nơi, chứng kiến, nếm trải nhiều cảnh đời dâu bể, lại có tài năng lớn, tâm hồn nhạy cảm thiên phú nên Nguyễn Du đã trở thành một đại thi hào dân tộc.
Đại thi hào dân tộc Nguyễn Du
(1765 – 1820)
b. Sự nghiệp sáng tác:
Sáng tác Nguyễn Du gồm hai bộ phận: Hán Và chữ Nôm:
– Sáng tác chữ Hán của ông gồm 3 tập: Thanh Hiên thi tập, gồm 78 bài, được viết từ lúc còn chìm nổi lênh đênh đến khi làm quan ở Bắc Hà (1786 – 1804); Nam trung tạp ngâm, gồm 40 bài, được sáng tác trong giai đoạn làm quan ở Quảng Bình và Huế (từ năm 1805 đến năm 1813); Bắc hành tạp lục, gồm 131 bài, được sáng tác trên đường đi sứ Trung Quốc (từ năm 1813 đến năm 1814).
– Sáng tác chữ Nôm: tiêu biểu là Truyện Kiều (tức Kim Vân Kiều tân truyện, hay Đoạn trường tân thanh), được sáng tác khi làm quan ở Huế hoặc có thể khởi thảo từ trước đó, khi còn ở quê nhà; Văn tế thập loại chúng sinh (thường gọi Văn chiêu hồn), được sáng tác vào đầu thế kỉ XIX.
1.1.2. Tác phẩm
a. Thể loại:
Đoạn trích Trao duyên thuộc thể thơ lục bát.
b. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:
– Sau khi bán mình → tình thế éo le → nỗi đau đớn, bất lực, vẻ đẹp phẩm chất của Kiều.
– Đoạn trích từ câu 711 đến câu 756, thuộc phần Gia biến và lưu lạc trong “Truyện Kiều”.
=> Vị trí đặc biệt: khép lại những ngày tháng êm đềm, hạnh phúc, mở ra cuộc đời lưu lạc bất hạnh.
Truyện Kiều của Nguyễn Du – Giá trị vượt không gian và thời gian
c. Bố cục văn bản:
– Phần 1: 12 câu đầu: Nỗi niềm trong đêm của Kiều.
– Phần 2: 12 câu thơ tiếp theo: Kiều tìm cách thuyết phục, trao duyên cho Thúy Vân.
– Phần 3: 14 câu tiếp: Kiều trao kỉ vật và dặn dò Thúy vân.
– Phần 4: 10 câu cuối: Kiều đối diện với thực tại.
1.2. Đọc hiểu văn bản
1.2.1. Hoàn cảnh trớ trêu của Thúy Kiều
– 2 câu đầu:
+ Bàn hoàn trước tình cảnh thực tại: gia đình tan nát, tình yêu sắp đổ vỡ.
+ Kiều vẫn cứ thức và khắc khoải đến khi dầu thắp đèn đã cạn hết nhưng vẫn chưa thể ngủ.
– 10 câu tiếp:
+ Trước lời hỏi han của Vân, Kiều dường như thẹn thùng, vừa như ngập ngừng muốn giải bày tâm sự cùng em về tâm tư của mình.
+ Lời của người kể chuyện: Không có dấu ngoặc kép.
+ Lời của nhân vật được đặt trong dấu ngoặc kép.
1.2.2. Kiều tìm cách thuyết phục trao duyên cho Thúy Vân
Cậy em em có chịu lời
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa
…
Chị dù thịt nát xương mòn
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây
* 2 câu đầu:
– Từ ngữ:
+ “Cậy”: Tin cậy, tin tưởng nhất, gửi gắm.
+ “Chịu”: Nghe lời, có phần nài ép, bắt buộc (đặt Thúy Vân vào tình thế khó chối từ).
+ “Lạy, thưa”: Thái độ trân trọng, biết ơn. Thái độ khẩn thiết và sự hệ trọng của vấn đề Kiều sắp nói.
– Kiều nhờ cậy Thúy Vân: Sau khi Kiều đã mở lời nhờ cậy Thúy Vân thì mười câu thơ tiếp theo là điều cần nói và ước nguyện của Kiều ngay sau thái độ khẩn thiết, yêu cầu ở hai câu trên.
– Thúy Kiều đưa ra ước nguyện của mình: mong Thúy Vân thay mình nối duyên cùng Kim Trọng, giải thích ngay cho thái độ khẩn khoản, nhún mình, kính cẩn với Thúy Vân rất khác thường ở trên.
– Kiều kể với Vân về mối tình với chàng Kim: mối tình đẹp đầy thơ mộng, nhưng giờ nàng phải làm sao cho vẹn cả đôi đường, cả chữ tình và chữ hiếu. Đó là những điều bí mật của chị mà Vân chưa biết, tình yêu nam nữ trong lễ giáo phong kiến vốn cấm kị, giờ đây Kiều buộc phải công khai tâm sự với em để em hiểu mọi chuyện. Từ đó mà Kiều sẽ nhờ Vân chuyện hệ trọng.
→ Nhận xét: Nguyễn Du sử dụng từ ngữ chính xác, tinh tế diễn tả đúng tâm trạng khẩn khoản tha thiết của việc Kiều sắp nói, chứng tỏ nó rất hệ trọng.
Thúy Kiều thuyết phục trao duyên cho Thúy Vân
* 10 câu thơ tiếp:
– Cảnh ngộ của Thúy Kiều:
+ Giữa đường đứt gánh.
+ Sóng gió bất kỳ.
+ Lựa chọn giữa hiếu – tình: “Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai”.
+ Mối tơ thừa – mối tình duyên Kim – Kiều; cách nói nhún mình.; trân trọng với Vân vì nàng hiểu sự thiệt thòi của em.
+ Mặc em: phó mặc, ủy thác; vừa có ý mong muốn vừa có ý ép buộc Thúy Vân phải nhận lời.
– Kể lại câu chuyện tình yêu với chàng Kim:
+ Khi gặp chàng Kim.
+ Khi quạt ước.
+ Khi chén thề.
=> Biện pháp nghệ thuật: Điệp từ “Khi” → Tình yêu sâu nặng, gắn bó bền chặt của Kim – Kiều.
– Lời lẽ thuyết phục Thúy Vân:
– “Ngày xuân”: Thúy Vân còn trẻ còn có tương lai
– “Tình máu mủ”: Tình chị em, tình ruột thịt thiêng liêng
– Dự cảm hạnh phúc, yên lòng.
=> Nhận xét: Sử dụng thành ngữ, ngôn ngữ bình dân và ngôn ngữ bác học.
– Phẩm chất của Thúy Kiều:
– Sắc sảo khôn ngoan.
– Luôn nghĩ đến người khác hơn cả bản thân mình = > đức hi sinh, lòng vị tha.
1.2.3. Kiều trao kỉ vật và dặn dò Thúy Vân
Chiếc vành với bức tờ mây
Duyên này thì giữ, vật này của chung.
– Bức tờ mây: ghi lời chung thuỷ của Kim – Kiều
– Chiếc vành: là xuyến vàng Kim Trọng trao cho Kiều làm tin. Kiều như sống lại với kỉ niệm tình yêu qua kỉ vật. (đặc biệt là sự kiện đêm thề nguyền)
– “giữ” không nghĩa là trao hẳn mà chỉ để em giữ nên tiếng “của chung” mới thật xót xa.
=> Nhận xét:
– Cách trao duyên – trao lời tha thiết, tâm huyết; trao kỉ vật lại dùng dằng, nửa trao, nửa níu – để thấy tâm trạng của Kiều trong thời khắc đoạn trường.
– Vượt nỗi đau để trao duyên, K coi như mình đã chết (chết trong tâm hồn) = > ngôn ngữ trong lời thoại của K gợi ra c/sống ở cõi âm
Trông ra ngọn cỏ lá cây
Thấy hiu hiu gió thì hay chị về.
…
Dạ đài cách mặt khuất lời
Rảy xin chén nước cho người thác oan.
– Từ ngữ: Cách mặt khuất lời, dạ đài, hiu hiu gió là hay chị về…
– Lời dặn dò: Lời Kiều là lời của oan hồn. Tâm trạng đau đớn tột cùng. Nàng tự khóc cho mình. Đó là tiếng khóc cho thân phận.
=> Nhận xét: Dù tưởng mình đã chết nhưng Thúy Kiều vẫn muốn níu kéo tình yêu bằng mọi cách, ngay cả khi hóa thành oan hồn, ở bên kia thế giới cũng thủy chung son sắt với Kim Trọng.
1.2.4. Kiều đối diện với thực tại và lời nhắn gứi đến Kim Trọng
– Dự cảm về cái chết: trở đi, trở lại trong tâm hồn Kiều; trong lời độc thoại nội tâm đầy đau đớn, Kiều hướng tới người yêu với tất cả tình yêu thương và mong nhớ.
+ Bây giờ: Thực tại phủ phàng: “trâm gãy gương tan”, “nước chảy hoa trôi”.
+ Những hình ảnh, những câu cảm thán dồn dập “Kể làm”, “Tơ duyên”.
+ “Phận sao” như lời than oán đầy nước mắt
– Tâm trạng đau đớn của Thúy Kiều: Trong lời độc thoại nội tâm đầy đau đớn, Kiều hướng tới người yêu với tất cả tình yêu thương và mong nhớ.
+ Câu “Trăm nghìn …. tình quân”; Cái lạy vĩnh biệt tức tưởi, nghẹn ngào.
+ Gọi tên Kim Trọng hai lần“Ôi…Kim lang!”.
+ “Cạn lời … đôi tay giá đồng”: đau đớn tột cùng từ thể xác đến tâm hồn.
1.3. Tổng kết
1.3.1. Về nội dung
– Đoạn thơ thể hiện tâm trạng đau đớn, xót xa, bế tắc, tiếc nuối, tuyệt vọng, của Thúy Kiều khi trao duyên cho em.
– Ca ngợi tấm lòng vị tha, đức hi sinh cao quý của Thúy Kiều.
– Tác giả cảm thông sâu sắc thân phận của Thúy Kiều.
1.3.2. Về nghệ thuật
– Miêu tả tâm lí nhân vật, sắc xảo, tinh tế
– Ngôn ngữ giàu giá trị biểu cảm, đậm chất trữ tình
– Sử dụng sáng tạo các thành ngữ của văn hóa dân gian.