Kho tàng tài liệu học tập phong phú.

Toán 11 Cánh Diều Chương 3 Bài 1: Giới hạn của dãy số

1.1. Giới hạn hữu hạn của dãy số

a. Định nghĩa

 – Dãy số (un) có giới hạn 0 khi n dần tới dương vô cực nếu |un| có thể nhỏ hơn một số dương bé tùy ý, kể từ một số hạng nào đó trở đi.

  Kí hiệu: \(\mathop {\lim }\limits_{n \to + \infty } {u_n} = 0\)

 – Dãy số (un) có giới hạn hữu hạn là a khi n dần tới dương vô cực nếu \(\mathop {\lim }\limits_{n \to + \infty } ({u_n -a}) =0\)

  Kí hiệu: \(\mathop {\lim }\limits_{n \to + \infty } {u_n} = a\) 

Nhận xét: Nếu un càng ngày càng gần tới 0 khi n ngày càng lớn thì lim un = 0.

 

Chú ý:

 – Ngoài kí hiệu \(\mathop {\lim }\limits_{n \to + \infty } {u_n} = 0\)\(\mathop {\lim }\limits_{n \to + \infty } {u_n} = 0\), ta cũng sử dụng kí hiệu: lim un = 0 hay un → 0 khi n → +∞.

 – Ngoài kí hiệu \(\mathop {\lim }\limits_{n \to + \infty } {u_n} = a\) ta cũng sử dụng kí hiệu: lim un = a hay una khi n → +∞.

 

b. Một số giới hạn cơ bản

Ta chứng tỏ được các giới hạn sau:

 – lim1n=0; lim1nk=0 với k là số nguyên dương cho trước;

 – limcn=0; limcnk=0 với c là hằng số, k là số nguyên dương cho trước;

 – Nếu |q| < 1 thì lim qn = 0;

 – Dãy số (un) với  \({{u}_{n}}={{\left( 1+\frac{1}{n} \right)}^{n}}\)  có giới hạn là một số vô tỉ và gọi giới hạn đó là e.

Ta có: \(e=\lim {{\left( 1+\frac{1}{n} \right)}^{n}}\) với \(e\approx 2,718281828459045\).

 

1.2. Định lí về giới hạn hữu hạn

 – Nếu lim un = a, lim vn = b thì:

\(\begin{align} & \begin{array}{*{35}{l}} \lim \left( {{u}_{n}}+{{v}_{n}} \right)=a+b; \\ \lim \left( {{u}_{n}}-{{v}_{n}} \right)=a-b; \\ \lim \left( {{u}_{n}}.{{v}_{n}} \right)=a.b; \\ \end{array} \\ & \lim \frac{{{u}_{n}}}{{{v}_{n}}}=\frac{a}{b}({{v}_{n}}\ne 0,b\ne 0). \\ \end{align}\)

 – Nếu un ≥ 0 với mọi n và lim un = a thì a ≥ 0 và \(\lim \sqrt{{{u}_{n}}}=\sqrt{a}\)

 

1.3. Tổng của cấp số nhân lùi vô hạn 

– Cấp số nhân vô hạn u1, u1q, …., u1qn – 1, … có công bội q thỏa mãn |q| < 1 được gọi là cấp số nhân lùi vô hạn.

 – Tổng của cấp số nhân lùi vô hạn đã cho là: 

\(S={{u}_{1}}+{{u}_{1}}q+{{u}_{1}}{{q}^{2}}+…=\frac{{{u}_{1}}}{1-q}\)

 

1.4. Giới hạn vô cực

 – Ta nói dãy số (un) có giới hạn + ∞ khi  \(n \to +\infty\), nếu un có thể lớn hơn một số dương bất kì, kể từ một số hạng nào đó trở đi.

 Kí hiệu:

\(\mathop {\lim }\limits_{n \to + \infty } {u_n} = +\infty\) hay \(limu_n = +\infty\) hay \(u_n \to +\infty\) khi \(n \to +\infty\).

 – Ta nói dãy số (un) có giới hạn – ∞ khi  \(n \to +\infty\), nếu \(\mathop {\lim }\limits_{n \to + \infty } {-u_n} = +\infty\)

 Kí hiệu:

\(\mathop {\lim }\limits_{n \to + \infty } {u_n} = -\infty\) hay \(limu_n = -\infty\) hay \(u_n \to -\infty\) khi \(n \to -\infty\).

 

Nhận xét:

 – lim nk = + ∞ với k là số nguyên dương cho trước.

 – lim qn = + ∞ với q > 1 là số thực cho trước.

 – Nếu lim un = a và lim |vn| = + ∞ thì limunvn=0.

 – Nếu lim un = a, a > 0 và lim vn = 0, vn > 0 với mọi n thì limunvn=+.

 – lim un = +∞ ⇔ lim (– un) = – ∞.