1.1. Phương trình tương đương
– Định nghĩa
Hai phương trình (cùng ẩn) được gọi là tương đương nếu chúng có cùng tập nghiệm. |
Nếu phương trình \({f_1}(x) = {g_1}(x)\) tương đương với phương trình \({f_2}(x) = {g_2}(x)\) thì ta viết \({f_1}(x) = {g_1}(x) \Leftrightarrow {f_2}(x) = {g_2}(x)\).
– Định lí:
Nếu thực hiện các phép biến đổi sau đây trên một phương trình mà không làm thay đổi điều kiện của nó thì ta được một phương trình mới tương đương.
|
1.2. Phương trình \(sin x = m\)
– Nhận xét:
Phương trình \(sin x = \frac{1}{2}\) có các nghiệm là:
\(\begin{array}{l}
x = \frac{\pi }{6} + k2\pi (k \in ℤ);\\
x = \frac{{5\pi }}{6} + k2 = \pi – \frac{\pi }{6} + k2\pi (k \in ℤ)
\end{array}\)
Trong TH tổng quát, ta có thể giải phương trình \(sin x = m\) như sau:
Với \(\left| m \right| > 1\), phương trình \(\sin x = m\) vô nghiệm. Với \(\left| m \right| \le 1\), gọi α là số thực thuộc đoạn \(\left[ {\frac{{ – \pi }}{2};\frac{\pi }{2}} \right]\) sao cho \(\sin (\alpha ) = m\). Khi đó, ta có: \(\sin x = m \Leftrightarrow \sin x = \sin \alpha \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{c}} |
– Chú ý:
a) Ta có một số trường hợp đặc biệt sau của phương trình \(sin x = m\):
- \(\sin x = 1 \Leftrightarrow x = \frac{\pi }{2} + k2\pi (k \in Z)\);
- \(\sin x = – 1 \Leftrightarrow x = \frac{{ – \pi }}{2} + k2\pi (k \in Z)\);
- \(\sin x = 0 \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{c}}
{x = k2\pi }\\
{x = \pi + k2\pi }
\end{array}} \right. \Leftrightarrow x = k\pi (k \in Z).\)
b) Ta có \(f(x) = \sin g(x) \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{c}}
{f(x) = g(x) + k2\pi }\\
{f(x) = \pi – g(x) + k2\pi }
\end{array}(k \in Z)} \right.\)
c) Nếu x là góc lượng giác có đơn vị đo là độ thì ta có thể tìm góc lượng giác x sao cho \(\sin x = \sin ({\alpha ^o})\) như sau:
\(\sin x = \sin ({\alpha ^o}) \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{c}}
{x = {\alpha ^o} + k{{360}^o}}\\
{x = {{180}^o} – {\alpha ^o} + k{{360}^o}}
\end{array}(k \in Z)} \right.\)
1.3. Phương trình \(cosx = m\)
– Nhận xét:
Phương trình \(cosx = m\) có các nghiệm là:
\(x = \frac{\pi }{3} + k2\pi (k \in Z)\) và \(x = \frac{\pi }{3} + k2\pi (k \in Z)\).
Trong trường hợp tổng quát, ta có thể giải phương trình \(cosx = m\) như sau:
Với \(\left| m \right| > 1\), phương trình \(cosx = m\) vô nghiệm. Với \(\left| m \right| \le 1\), gọi \(\alpha \) là số thực thuộc đoạn \(\left[ {0;\pi } \right]\) sao cho. Khi đó, ta có: \(cos x = m \Leftrightarrow \cos x = \cos \alpha \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{c}} |
– Chú ý:
a) Ta có một số trường hợp đặc biệt sau của phương trình \(cosx = m\):
- \(cosx = 1 \Leftrightarrow x = k2\pi (k \in Z)\);
- \(cosx = 1 \Leftrightarrow x = \pi + k2\pi (k \in Z)\);
- \(cosx = 0 \Leftrightarrow x = \frac{\pi }{2} + k\pi (k \in Z)\).
b) Ta có \(cos f(x) = \cos g(x) \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{c}}
{f(x) = g(x) + k2\pi }\\
{f(x) = – g(x) + k2\pi }
\end{array}(k \in Z)} \right.\)
c) Nếu x là góc lượng giác có đơn vị đo là độ thì ta có thể tìm góc lượng giác x sao cho \(cosx = \cos ({\alpha ^o})\) như sau:
\(cosx = \cos ({\alpha ^o}) \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{c}}
{x = {\alpha ^o} + k{{360}^o}}\\
{x = – {\alpha ^o} + k{{360}^o}}
\end{array}(k \in Z)} \right.\)
1.4. Phương trình \(tanx = m\)
Trong TH tổng quát, ta có thể giải phương trình \(tan x = m\) như sau:
Gọi \(\alpha \) là số thực thuộc khoảng \(\left( {\frac{{ – \pi }}{2};\frac{\pi }{2}} \right)\) sao cho \(tan x = m\). Khi đó \(\forall m \in R\), ta có: \(tan x = m \Leftrightarrow \tan x = \tan \alpha \Leftrightarrow x = \alpha + k\pi (k \in Z)\) |
– Chú ý: Nếu x là góc lượng giác có đơn vị đo là độ thì ta có thể tìm góc lượng giác x sao cho \(tan x = \tan {a^o}\) như sau:
\(tan x = \tan {a^o} \Leftrightarrow x = {a^o} + k{180^o}(k \in Z)\)
1.5. Phương trình \(cot x = m\)
Trong trường hợp tổng quát, ta có thể giải phương trình \(\cot x = m\) như sau:
Gọi \(\alpha \) là số thực thuộc khoảng \(\left( {0;\pi } \right)\) sao cho \(\cot \alpha = m\). Khi đó với mọi \(\forall m \in R\), ta có: \(cot x = m \Leftrightarrow \tan x = \cot \alpha \Leftrightarrow x = \alpha + k\pi (k \in Z)\) |
1.6. Giải phương trình lượng giác cơ bản bằng máy tính cầm tay
Có thể sử dụng MTCT để giải phương trình lượng giác cơ bản (sinx = m, cosx = m, tanx = m, cotx = m)
SHIFT + sin, cos, tan + m = kết quả |
– Chú ý: Để giải phương trình cotx = m bằng MTCT, ta đưa về giải phương trình