Kho tàng tài liệu học tập phong phú.

Tình ca ban mai – Chế Lan Viên – Ngữ văn 11 Tập 2 Cánh Diều

1.1. Tìm hiểu chung

1.1.1. Tác giả

– Chế Lan Viên (1920-1989) là một trong những gương mặt trẻ trưởng thành trong thời kì chống Mỹ cứu nước.

– Quê quán: Cam An, Cam Lộ, Quảng Trị. Từ năm 1927, gia đình ông chuyển vào An Nhơn, Bình Định.

– Sau khi tốt nghiệp Trung học, Chế Lan Viên đi dạy học ở trường tư, làm báo ở Sài Gòn và các tỉnh miền Trung.

– Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, ông hoạt động văn nghệ và báo chí ở Liên khu IV và chiến trường Bình – Trị – Thiên.

– Sau 1975, ông vào sống ở Thành phố Hồ Chí Minh, tiếp tục hoạt động văn học.

– Chế Lan Viên có phong cách thơ độc đáo. Thơ ông giàu chất trí tuệ, triết lí và luôn hướng tới những tìm tòi cách tân.

Nhà thơ Chế Lan Viên

Nhà thơ Chế Lan Viên (1920-1989)

1.1.2. Tác phẩm

a. Thể loại: Tác phẩm thuộc thể loại thơ năm chữ.

b. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:

In trong tập Ánh sáng và phù sa (1960) – tập thơ được xem là tiêu biểu nhất cho phong cách Chế Lan Viên sau cách mạng.

c. Bố cục: 

Phần 1 (Bốn khổ thơ đầu): Tầm quan trọng và sức mạnh của “em” đối với tình yêu trong anh.

Phần 2 (Bốn khổ thơ tiếp): Sức mạnh của tinh yêu lứa đôi.

Phần 3 (Khổ cuối) (câu cuối): Em- kết tinh của cái đẹp, là ánh sáng của sự sống.

1.2. Đọc hiểu văn bản 

1.2.1. Ý nghĩa sự biến đổi của hình tượng “em”

Hình tượng “em”: được miêu tả qua một loạt các biểu tượng: chiều, mai (ban mai), trưa, hoa em. Tăng tính hàm súc và thẩm mĩ cho hình tượng “em’.

Những biến đổi của hình tượng “em”: ở bốn khổ thơ đầu được so sánh với những thời điểm trong một ngày và cảnh sắc thiên nhiên:

– Em đi “như chiều đi” để “chim vườn bay hết” (chiều):

+ Sự sống đang mất dần, bị tàn lụi.

+ Niềm cô đơn choáng ngợp trong tâm hồn, ánh nhìn của anh sự vật như không tồn tại.

– Em về “tựa mai về” “rừng non xanh lộc biếc” (sáng):

+ Mang theo ánh sáng, sự sống đang tái sinh.

+ Xoa dịu nỗi nhớ và niềm cô đơn trong anh.

– Em ở “trời chưa ở”, “nắng sáng màu xanh che” (trưa):

+ Mọi vật bừng sáng sức sống, đẹp hơn, thanh tao hơn.

+ Nhóm lên ngọn lửa niềm tin.

– Tình em “sao khuya”, “rải hạt vàng chi chít”:

+ Nâng cao vị trí của em trong tình yêu nồng đượm của anh.

+ Một trái tim nhất mực thủy chung.

=> Nhận xét: Ý nghĩa về sự hiện diện của “em” trong cuộc sống của anh.

Hình ảnh ban mai

Hình ảnh ban mai

1.2.2. Sức mạnh của tình yêu lứa đôi (“tình ta”)

Hình ảnh thơ: lặp lại chim, bóng chiều, lộc biếc, ban mai, nắng trưa, sao khuya” cùng với cách nói phủ định lấp lửng: “sợ gì; tình ta … gọi; dù … ta vẫn còn”

Ở khổ 2 và khổ 4: sự xuất hiện của “em”“tình em”.

+ Khổ 6 và khổ 8: nâng lên thành “tình ta”.

=> Tình yêu song phương được hợp nhất thành tình yêu lứa đôi

Sức mạnh của tình yêu lứa đôi:

+ Tình yêu mang khả năng hồi sinh kì diệu “tình ta như lộc biếc”.

+ Chứa đầy năng lượng sống tích cực, vượt lên tất cả đong đầy hạnh phúc “mọc sao vàng chi chít”.

1.2.3. Em – kết tinh của cái đẹp, là ánh sáng của sự sống.

Hình thức: chỉ có một câu nhưng lại kết thúc bằng dấu […] như một ngân rung không có giới hạn.

Nội dung: Mở đầu bằng em đi và kết thúc bằng em về: tình yêu hướng về phía của sự sống, ánh sáng.

1.3. Tổng kết

1.3.1. Về nội dung

Bài thơ khắc họa nổi bật là những giai điệu vui tươi, ngọt ngào của bản tình ca về tình yêu, những âm điệu du dương, nhẹ nhàng và đằm thắm, đó là tình yêu của tuổi trẻ đầy rực rỡ, nồng cháy của một trái tim yêu thương, tha thiết và tin tưởng vào tình yêu của mình.

1.3.2. Về nghệ thuật

– Các yếu tố tượng trưng nâng cao giá trị hàm súc cho ý thơ.

– Cấu trúc các dòng thơ tương xứng nhẹ nhàng.