1.1. Nhận biết và phòng tránh một số dạng lừa đảo trên không gian số
a. Một số nguyên tắc nhận biết và phòng tránh lừa đảo trên không gian số
– Bình tĩnh xác định tình huống trước khi ra quyết định hành động.
– Không đưa ra thông tin cá nhân hay tiết lộ thông tin bí mật khi không rõ nguồn gốc.
– Thận trọng và tìm hiểu kỹ trước khi đầu tư hay chi tiêu cho bất kỳ dự án nào.
– Áp dụng ba nguyên tắc sau để có thể ngăn chặn hành động lừa đảo của kẻ xấu:
+ Nguyên tắc thứ nhất: Hãy chậm lại!
Hãy chậm lại trước khi hành động để tránh cảm giác bị đẩy đến giới hạn của kẻ lừa đảo.
+ Nguyên tắc thứ hai: Kiểm tra ngay!
Kiểm tra thông tin bằng cách tra cứu số điện thoại hoặc địa chỉ để xác minh thông tin trực tiếp với người gửi.
+ Nguyên tắc thứ ba: Dừng lại, không gửi!
Đừng gửi tiền ngay lập tức nếu cảm thấy có dấu hiệu của lừa đảo và đặt dấu hỏi về mọi yêu cầu thanh toán.
b. Vận dụng 1 số tình huống cụ thể
– Lừa đảo hỗ trợ lỹ thuật: Kẻ lừa đảo hỗ trợ kĩ thuật cố gắng thuyết phục thiết bị của nạn nhân đang gặp sự cố và yêu cầu thanh toán ngay lập tức cho các dịch vụ để khắc phục sự cố đó, mà trên thực tế, nó không hề tồn tại.
+ HÃY CHẬM LẠI: Hãy tự đặt câu hỏi khi thông báo hiện lên có vẻ rất khẩn cấp. Tuy nhiên, các cảnh báo và tin nhắn bảo mật thực sự sẽ không yêu cầu phải thực hiện ngay một cuộc
điện thoại hay một khoản thanh toán. Nếu thấy cần, việc đầu tiên nên làm đó là cập nhật phần mềm bảo mật và quét virus.
+ KIỂM TRA NGAY: Thử tìm kiếm tên công ty hoặc số điện thoại kèm những từ khoá như “lừa đảo” hoặc “khiếu nại”. Nếu cần sự hỗ trợ về mặt kĩ thuật, hãy tìm đến một đơn vị có uy tín và tin cậy.
+ DỪNG LẠI, KHÔNG GỬI: Các đơn vị hỗ trợ công nghệ hợp pháp sẽ không yêu cầu thanh toán ngay dưới dạng thẻ điện thoại, chuyển khoản, ứng dụng chuyển tiền hoặc tiền mã hoá, nhất là khi dịch vụ còn chưa được thực hiện.
– Lừa đảo dưới dạng thông báo tin tốt: Kẻ lừa đảo có thể bất ngờ thông báo nạn nhân có cơ hội trúng thưởng hay nhận phiếu mua hàng trị giá cao, nhưng phải thanh toán một khoản phí đề được nhận thưởng.
+ HÃY CHẬM LẠI: Hãy tìm kiếm lời khuyên từ người hiểu biết (thành viên trong gia đình, hoặc bạn bè) nếu không chắc đây có phải là thông tin đáng tin cậy.
+ KIỂM TRA NGAY: Tìm hiểu thêm thông tin về giải thưởng hoặc chương trình khuyến mại liên quan trên Internet. Nếu không có thông tin gì thì đây có khả năng là một trò lừa đảo.
+ DỪNG LẠI, KHÔNG GỬI: Không bao giờ trả phí trước để nhận thưởng sau cho dù mức phí đó rất nhỏ so với phần thưởng sắp nhận được. Cần nhớ, khi kẻ lừa đảo nhận được tiền, món tiền thưởng đó sẽ không bao giờ đến tay người trả phí.
– Lừa đảo dưới dạng thông báo tin xấu: Trong nhiều vụ lừa đảo, bạn sẽ nhận được cuộc gọi hoặc thư điện tử tự xưng là nhân viên làm việc trong cơ quan chức năng, cơ quan nhà nước và yêu cầu thanh toán ngay một khoản tiền nào đó.
+ HÃY CHẬM LẠI: Hãy đặt những câu hỏi để làm rõ vấn đề. Nếu người liên hệ tỏ ra cáu kỉnh khi thấy quá trình thanh toán không được thực hiện ngay, có thể đó là một vụ lừa đảo.
+ KIỂM TRA NGAY: Hãy liên lạc trực tiếp với tổ chức hay đơn vị mà người liên hệ mang danh. Không sử dụng thông tin liên hệ được cung cấp từ người gọi mà hãy tra cứu để tìm số điện thoại liên lạc hay trang web chính thức, hoặc gọi cho một đường dây nóng về lừa đảo.
+ DỪNG LẠI, KHÔNG GỬI: Không đồng ý với các khoản giao dịch bất thường mà không có các văn bản cụ thể kèm theo để có thời gian tra cứu, xác minh, nhất là với những yêu cầu thanh toán ngay bằng các phương thức chuyển tiền nhanh.
– Lừa đảo qua website giả mạo các trang thương mại điện tử phổ biến: Lợi dụng nhu cầu mua sắm online tăng cao, một số đối tượng đã tạo các trang web giả mạo và gửi đường link truy cập các trang web lừa đảo này qua tin nhắn SMS, thư điện tử…. hoặc gọi điện thoại hưởng dẫn khách hàng thực hiện giao dịch mua những món hàng giá rẻ bất ngờ”, thậm chí “miễn phí”, so với các hàng hoá cùng chủng loại từ các siêu thị uy tín nhằm chiếm đoạt tiền của khách hàng trong thẻ cũng như tài khoản.
+ HÃY CHẬM LẠI: Đừng vội trả lời những yêu cầu hoặc nghe theo các hướng dẫn cung cấp thông tin thẻ, thông tin tài khoản, mật khẩu đăng nhập, mã số OTP từ những đối tượng không quen biết. Đó có thể là một vụ lừa đảo.
+ KIỂM TRA NGAY: Không ít trang web giả mạo tìm cách lừa đảo rằng chúng thuộc về những thương hiệu tên tuổi. Vì thế hãy kiểm tra các liên kết chỉ ra trên trang đó có tồn tại, nội dung trang web có phong phú, được trình bày cẩn trọng, các đánh giá của người dùng hoặc người mua hàng có đáng tin cậy hay là giả mạo,…. Kẻ lừa đảo thường không có thời gian chăm chút cho các trang web của mình nên nội dụng các trang web đó thường chỉ là những cóp nhặt sơ sài với nhiều lỗi chính tả,…
+ DỪNG LẠI, KHÔNG GỬI: Không vội thanh toán mà chưa xác minh, nhất là những yêu cầu thanh toán ngay bằng các phương thức chuyển tiền nhanh, không phải qua các kênh thanh toán uy tín như thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ. Vnpay, Viettelpay,… có cơ chế đảm bảo hoàn tiền trong trường hợp sản phẩm không được giao. Luôn nhớ, khi mua bán hàng qua mạng, quyền lựa chọn phương thức “nhận hàng – trả tiền” là một giao dịch an toàn nên chọn, nếu có thể.
1.2. Giao tiếp và ứng xử trong môi trường số
– Môi trường văn hoá của mạng xã hội và không gian số phụ thuộc vào hành vi người dùng.
– Việc xây dựng chuẩn mực đạo đức trên mạng xã hội là cần thiết.
– Bốn quy tắc chính trong Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội: Tôn trọng – Lành mạnh – An toàn -Trách nhiệm.
– Các quy tắc đòi hỏi tuân thủ pháp luật, giá trị đạo đức và văn hoá truyền thống, bảo mật thông tin, chịu trách nhiệm về hành vi trên mạng.
– Hành vi, biểu cảm, ngôn từ trên mạng có thể lan truyền rộng khắp thế giới, cần cẩn trọng và nhớ trách nhiệm của một công dân có văn hoá.
Một số điều Nên và Không nên khi tham gia mạng xã hội