Kho tàng tài liệu học tập phong phú.

Tin học 11 Kết nối tri thức Bài 13: Cơ sở dữ liệu quan hệ

1.1. Khái niệm cơ sở dữ liệu quan

– CSDL bản nhạc: tìm kiếm bản nhạc, bản thu âm bằng tên bài hát, nhạc sĩ, ca sĩ.

– Dữ liệu tổ chức thành các bảng, mỗi hàng là một đối tượng và các thuộc tính ghi trong cột.

– Bảng có quan hệ với nhau thông qua các thuộc tính chung.

– Mô hình này gọi là mô hình dữ liệu quan hệ, CSDL tương ứng gọi là CSDL quan hệ.

Quan hệ giữa các bảng trong CSDL âm nhạc

CSDL quan hệ là CSDL lưu trữ dữ liệu dưới dạng các bảng có quan hệ với nhau

 

1.2. Một số thuật ngữ, khái niệm liên quan

a. Bản ghi, trường

– CSDL quan hệ tồn tại dưới dạng các bảng gồm hàng và cột, mỗi hàng là một bảng ghi (record), mỗi cột là một trườngi (field).

– Mỗi bản ghi chứa thông tin về một đối tượng, được lưu trong các trường tương ứng với thuộc tính của đối tượng.

– Việc thực hiện các thao tác dữ liệu trên CSDL quan hệ đơn giản hơn nhờ vào sự nhất quán về cấu trúc của nó.

 

b. Khoá chính

– Mỗi bảng có thể có một hay một nhóm trường tạo khoá để phân biệt các bản ghi trong bảng.

– Khoá chính là trường hoặc nhóm trường được chọn để làm khoá chính của bảng, thường là khoá có số trường ít nhất. Ví dụ, trường Aid trong bảng Nhạc sĩ và trường Mid trong bảng Bản nhạc là khoá chính của bảng.

 

c. Khoá ngoài

– Mỗi bảng (A) có thể có khoá ngoài là trường hay nhóm các trường (k) từ bảng khác (B). Khi đó k được gọi là khoá ngoài của bảng A và hai bảng A và B được gọi là có quan hệ với nhau qua khoá ngoài k của bảng A. Ví dụ: Trường Aid trong bảng Bản nhạc là một khoá ngoài của bảng này vì nó là khoá chính ở bảng Nhạc sĩ.

 

d. Liên kết dữ liệu

– Có thể sử dụng khoá ngoài để ghép nối dữ liệu giữa hai bảng với nhau, gọi là liên kết (join) dữ liệu theo khoá. Ví dụ: Liên kết bảng Bản nhạc và Nhạc sĩ theo trường Aid để biết tên nhạc sĩ sáng tác bản nhạc.

– Liên kết Bản thu âm với Ca sĩ theo khoá Sid và liên kết với Bảng NB theo khoá Mid để có được bảng dữ liệu đầy đủ nhất.

– Lí do tạo CSDL nhạc với 4 bảng là để tránh dư thừa dữ liệu và giữ tính nhất quán:

+ Nếu chỉ có bảng NBC, tên ca sĩ, nhạc sĩ và bản nhạc sẽ lặp lại nhiều lần, gây tiêu tốn không gian lưu trữ và dễ mắc lỗi.

+ Bằng cách lập 4 bảng và liên kết chúng, chỉ cần sửa đổi tên một lần trong bảng Nhạc sĩ hoặc Ca sĩ, sẽ có được Bảng NBC với đầy đủ dữ liệu mới.

 

e. Các trường và dữ liệu

Ví dụ bảng điểm thi Tiếng Anh

– Giả sử chỉ có một bảng bangdiem trong CSDL, chứa các trường sbd, hoten, gt, ngaysinh, diem, makithi. Các đặc điểm của các trường như sau:

+ Trường sbd: số nguyên.

+ Trường hoten: xâu kí tự, độ dài tối đa 64 kí tự.

+ Trường gt: đúng (1) hoặc sai (0) thay vì giá trị là “Nữ” hoặc “Nam”.

+ Trường ngaysinh: ngày/tháng/năm.

+ Trường diem: số thập phân tối đa 5 chữ số và 2 chữ số sau dấu phẩy thập phân.

+ Trường makithi: xâu kí tự với độ dài 5 kí tự.

– Mỗi trường có một kiểu dữ liệu tương ứng, ví dụ trường sbd có kiểu số nguyên, trường hoten có kiểu xâu kí tự không quá 64 kí tự, trường gt có kiểu logic, trường ngaysinh có kiểu ngày tháng, trường diem có kiểu số thập phân, trường makithi có kiểu xâu kí tự độ dài cố định 5 kí tự.

– Xác định kiểu dữ liệu giúp hạn chế lãng phí dung lượng lưu trữ dữ liệu và kiểm soát tính đúng đắn về logic của dữ liệu nhập vào bảng.