1.1. Công việc chính của nhà quản trị CSDL
– Quản trị CSDL đảm bảo việc khai thác thông tin trong CSDL phục vụ các hoạt động thường ngày của tổ chức và chuẩn bị cho các sự cố có thể xảy ra.
– Nhà quản trị CSDL là người làm việc trong lĩnh vực quản trị CSDL và có các nhiệm vụ chính sau đây:
a) Đảm bảo an toàn dữ liệu và xác thực quyền truy cập
– Nhà quản trị CSDL cần đảm bảo tính toàn vẹn và an toàn cho dữ liệu.
– Thực hiện cấp quyền và kiểm soát truy cập CSDL cho các đối tượng người dùng.
– Phát triển các biện pháp bảo mật CSDL và đảm bảo dữ liệu đến từ các nguồn đáng tin cậy.
– Vấn đề bảo mật dữ liệu cần được coi trọng đối với các hệ thống trực tuyến và doanh nghiệp thương mại điện tử.
b) Giám sát hiệu suất và điều chỉnh CSDL
– Giám sát hiệu suất CSDL là một phần của quá trình bảo trì hệ thống.
– Nhà quản trị CSDL phải xác định nguyên nhân giảm hiệu suất và khắc phục như thay đổi thông số thiết lập phần mềm, thay phần cứng hoặc điều chỉnh các tham số CSDL như số lượng dữ liệu tối đa và khoá tối đa.
c) Lập kế hoạch phát triển CSDL
– Nhà quản trị cần định kì cập nhật nhu cầu khai thác dữ liệu của CSDL để đề xuất nâng cấp khả năng đáp ứng.
– Nhà quản trị CSDL cần thường xuyên cập nhật xu thế phát triển CSDL để dự báo tương lai về không gian lưu trữ và công suất sử dụng CSDL.
– Nhà quản trị CSDL cần chuẩn bị tăng khả năng xử lí khối lượng công việc khi cần.
d) Sao lưu, phục hồi và khắc phục sự cố
– Nhà quản trị CSDL cần phán đoán sự cố, khắc phục nhanh chóng, khôi phục dữ liệu để giảm thiểu thiệt hại và đưa hoạt động trở lại bình thường.
– Nhà quản trị CSDL thực hiện sao lưu thường xuyên để đảm bảo không bị mất dữ liệu khi có các sự cố như ngắt điện đột ngột.
e) Cài đặt và bảo trì phần mềm CSDL
– Nhà quản trị CSDL cài đặt phần mềm CSDL, thực hiện bảo trì, cập nhật và vá lỗi. Điều này góp phần quan trọng đảm bảo tính toàn vẹn dữ liệu của tổ chức.
1.2. Yêu cầu của nghề quản trị CSDL
– Để trở thành nhà quản trị CSDL, có thể học các chuyên ngành về quản trị CSDL, khoa học máy tính, hệ thống thông tin quản lí hoặc một chuyên ngành về công nghệ thông tin.
– Cần thêm các chứng chỉ của nhà cung cấp phần mềm hệ quản trị CSDL và kinh nghiệm làm việc tùy thuộc vào quy mô của tổ chức và mức độ phức tạp của công việc.
– Các kĩ năng cụ thể để quản trị CSDL thường khác nhau tuỳ theo tổ chức, vị trí công việc và dự án. Tuy nhiên, nhà quản trị CSDL cần có những kiến thức và kĩ năng cơ bản sau:
+ Nhà quản trị CSDL cần có kiến thức về hệ điều hành, phần cứng, mạng và các ứng dụng liên quan đến CSDL.
+ Kỹ năng phân tích dữ liệu để trích xuất thông tin hữu ích và cung cấp các quyết định.
+ Kỹ năng giao tiếp với đồng nghiệp và các chuyên gia công nghệ tại các tổ chức khác.
+ Kỹ năng giải quyết vấn đề và tổ chức công việc.
+ Sự cẩn trọng và tỉ mỉ để tránh sai sót khi làm việc với dữ liệu lớn.
+ Kiến thức vững chắc về CSDL và ngôn ngữ truy vấn CSDL như SQL, Oracle SQL và DB2 của IBM.
1.3. Nhu cầu nhân lực và triển vọng phát triển
– Các trường đại học uy tín đào tạo công nghệ thông tin ở Việt Nam: Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, Trường Đại học Bách Khoa – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Khoa học tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Công nghệ thông tin – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
– Chương trình đào tạo công nghệ thông tin tại các trường đại học ở Việt Nam bao gồm: cơ sở lí thuyết về hệ CSDL, thực hành với hệ quản trị cơ sở dữ liệu, an toàn hệ thống thông tin, lập trình web và phần mềm ứng dụng.
– Sinh viên có thể học thêm các khoá học về các hệ CSDL hoặc về các phần mềm của Microsoft, IBM, Oracle, Altibase,…
– Cơ hội việc làm và mức lương quản trị CSDL khác nhau theo vị trí, quy mô và địa điểm của tổ chức.
– Theo dữ liệu của Cục Thống kê Lao động Hoa Kỳ (BLS) năm 2018, mức lương trung bình của nhà quản trị CSDL là 90.070 USD/năm.
– BLS dự đoán tăng trưởng 9% cho việc làm nhà quản trị CSDL từ năm 2018 đến 2028.
– Các lĩnh vực như y tế, giáo dục, viễn thông, bảo hiểm, ngân hàng và xuất bản phần mềm đều cần nhà quản trị CSDL.
– Nhiều công việc khác cần đến kĩ năng quản trị CSDL như tư vấn công nghệ thông tin, quản lí dự án, tư vấn ứng dụng và quản trị mạng.
– Nhu cầu nhân lực công nghệ thông tin tăng cao ở Việt Nam trong những năm tới, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại điện tử, chính phủ điện tử, kinh tế số, xã hội số.
– Vị trí nhà quản trị CSDL càng trở nên quan trọng trong các tổ chức chính quyền và doanh nghiệp.
– Nhà quản trị CSDL có thể tiếp tục học thạc sĩ CNTT hoặc các chứng chỉ chuyên môn, hoặc mở rộng sang các lĩnh vực liên quan như an ninh mạng.
1.4. Thực hành tìm hiểu một số ngành nghề liên quan
Yêu cầu:
Học sinh được chia thành các nhóm, mỗi nhóm lựa chọn tìm hiểu một trong các ngành nghề: nhà phân tích CSDL, kiến trúc sư CSDL, nhà quản trị dữ liệu. Mỗi nhóm mô tả nghề tìm hiểu bằng một tệp văn bản và giới thiệu nghề bằng một tệp trình chiếu.
Hướng dẫn thực hiện:
– Bước 1. Phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm.
– Bước 2. Tìm kiếm thông tin về ngành nghề lựa chọn (qua Internet, phỏng vấn và giao lưu với khách mời qua mạng xã hội, email,…), tổng hợp thông tin.
– Bước 3. Trao đổi, thảo luận trong nhóm về các nội dung tìm hiểu được.
– Bước 4. Soạn nội dung báo cáo (tệp văn bản và trình chiếu).
+ Gợi ý chuẩn bị tệp văn bản:
- Về nội dung, nên gồm những phần chính sau:
- Về hình thức, cần định dạng văn bản và trình bày khoa học.
+ Gợi ý chuẩn bị tệp trình chiếu:
- Về nội dung: Tuỳ vào thời lượng trình bày (do giáo viên quy định) để chọn lọc các nội dung (trong tệp văn bản) đưa vào bài trình chiếu. Có thể đưa thêm các hình ảnh, video minh hoạ cho các phần nội dung để bài trình bảy sinh động hơn.
- Về hình thức: Thiết kế, định dạng bài trình bày và lựa chọn hiệu ứng phù hợp.
– Bước 5. Trình bày báo cáo.