1.1. Một số nguy cơ trên mạng
– Tin giả và tin phản văn hóa: Ai cũng có thể đưa tin bài lên mạng kể cả các tin bài xấu. Có nhiều tin giả, tin bài phản cảm như những tình tiết có tính bạo lực trong một vụ án hoặc có nội dung dẫn đến các nhận thức lệch lạc.
– Lừa đảo trên mạng: Nhiều người lợi dụng mạng để lừa đảo. Một ví dụ là kẻ xấu lấy các ảnh, tin tức trên trang facebook của một người để lập một trang giống hệt rồi kết bạn với những người bạn của nạn nhân. Cuối cùng chúng mạo danh vay mượn để chiếm đoạt tài sản.
– Lộ thông tin cá nhân: Thông tin cá nhân bao gồm tên tuổi, số điện thoại, tài khoản email, tài khoản ngân hàng, … và các tài khoản của các ứng dụng trên mạng. Khi lộ tài khoản các ứng dụng phần mềm, ta có thể bị mạo danh. Còn khi lộ tài khoản của ngân hàng, ta có thể mất tiền.
* Một số biện pháp bảo vệ thông tin cá nhân như sơ đồ dưới đây:
– Bắt nạt trên không gian mạng:
+ Những hành vi thể hiện vấn nạn bắt nạt:
. Mức thấp là xỉ vả, lăng nhục.
. Mức cao là đe doạ tung thông tin cá nhân, đưa tin bịa đặt, vu khống, thậm chí tống tiền hoặc ép buộc làm điều xấu.
+ Hành vi bắt nạt trên mạng ảnh hưởng nghiêm trọng tới tâm lí của nạn nhân vì:
. Việc bắt nạt có thể xảy ra dai dẳng, bất cứ lúc nào
. Người bắt nạt có thể ẩn danh, không biết là ai đè đối phó
. Số người theo dõi, bình luận có thể rất đông gây áp lực nặng nề, khiến nạn nhân có nguy cơ tự cô lập
. Nhiều người không tự giải quyết được nhưng không dám nói ra, dẫn đến trầm cảm và có các hành vỉ tiêu cực. Bắt nạt là một kiểu khủng bố trên không gian mạng.
– Nghiện mạng: Có một số người dành rất nhiều thời gian cho mạng, đặc biệt là chơi game đến mức nghiện, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ. Đã từng có những thanh niên chơi trò chơi điện tử liên tục nhiều ngày và đột quy ngay trên bàn máy tính.
* Một số biện pháp phòng chống hành vi bắt nạt:
– Mạng là môi trường giao tiếp nhanh chóng, thuận tiện nhưng ẩn chứa nhiều nguy cơ gây mất an toàn thông tin. – Chỉ truy cập các trang web tin cậy, hãy cảnh giác với các thông tin giả, lừa đảo. – Hãy giữ bí mật thông tin cá nhân. – Chỉ nên kết bạn với những người quen biết trong mạng xã hội. Khi bị bắt nạt, hãy chia sẻ với người thân hoặc thầy cô. – Không nên sử dụng Internet quả nhiều. |
---|
1.2. Phần mềm độc hại
a) Tìm hiểu về virus, trojan, worm và cơ chế hoạt động
– Virus:
+ Virus không phải là các phần mềm hoàn chỉnh, mà chỉ là các đoạn mã độc và phải gắn với một phần mềm mới phát tác và lây lan được.
+ Khi chạy một phần mềm đã nhiễm virus, đoạn mã độc sẽ được đưa vào bộ nhớ, chờ khi thi hành một phần mềm khác sẽ chèn vào để hoàn thành một chu kì lây lan.
Virus máy tính
– Worm, sâu máy tính:
+ Worm là một phần mềm hoàn chỉnh.
+ Để lây, worm lợi dụng những lỗ hổng bảo mật của hệ điều hành hoặc dẫn dụ, lừa người dùng chạy để cài đặt vảo máy của nạn nhân. Cách lừa thông thường là để một liên kết ngầm trong email hoặc tin nhắn với vỏ bọc là một nội dung lành mạnh, ví dụ “bấm vào đây để nhận tin’’ nhưng khi bấm vào, ngoài bản tin thì chính phần mềm độc hại cũng được tải vào máy.
Sâu máy tính
– Trojan:
+ Phần mềm nội gián, gọi là trojan, theo truyền thuyết “Con ngựa thành Troa” (Trojan Horse) trong truyện thần thoại Hy Lạp.
+ Tuỳ hành vi, trojan có thể mang những tên khác nhau như:
. Spyware: (phần mềm gián điệp) có mục đích ăn trộm thông tin để chuyển ra ngoài.
. Keylogger: là một loại spyware ngầm ghi hoạt động của bàn phím và chuột để tìm hiểu người sử dụng máy làm gì.
. Backdoor: tạo một tài khoản bí mật, giống như cửa sau, đề có thề truy cập ngầm vào máy tính.
. Rootkit; chiếm quyền cao nhất của máy, có thể thực hiện được mọi hoạt động kể cả xoá cảc dấu vết. Rootkit cũng có tài khoản truy nhập ngầm.
Trojan được thiết kế để làm hỏng, phá hoại, đánh cắp dữ liệu
b) Tác hại của phần mềm độc hại
– Đặc trưng:
+ Hai đặc trưng chính của virus hay worm là lây lan vả gây ra các tác động không mong muốn
+ Trojan thì thực hiện các hoạt động nội gián.
– Tác hại gây ra:
+ Tác động không mong muốn có khi chỉ gây khó chịu, nhưng các virus hay worm “dữ” có thể làm hỏng các phần mềm khác trong máy, xoá dữ liệu hay làm tê liệt hệ thống máy tính.
+ Virus có thể bị phát hiện theo hành vi, nhưng các worm (sâu) thường do chính nạn nhân bị lừa cài đặt nên rất khó phát hiện.
– Những thảm họa do các sâu gây ra:
+ Sâu Melissa (1999) có cơ chế lừa để lây rất hiệu quả đã từng gây thiệt hại hơn 1 tỉ đô la.
+ Sâu Code Red (2001) lợi dụng một khiếm khuyết bảo mật của Windows, chiếm quyền các máy chủ Windows, trong 10 ngày đã gây thiệt hại khoảng 2 tỉ đô la.
+ Sâu WannaCry (2017) tống tiền bằng cách mã hoá toàn bộ thông tin có trên đĩa cứng và đòi tiền chuộc mới cho phần mềm hoá giải.
+ Một số loại virus hay worm được phát tán rộng rãi, trở thành các đội quân ngầm, mỗi khi nhận được lệnh là truy cập đồng thời vào một máy chủ định trước, gây quá tải, làm tê liệt máy chủ. Hình thức tấn công này gọi là tấn công từ chối dịch vụ (Denial of Service – DOS) rất khó chống.
c) Phòng chống phần mềm
– Để phòng ngừa phần mềm độc hại, điều quan trọng đầu tiên là cần thận trọng khi chép các tệp chương trình hay dữ liệu vào máy từ ổ cứng rời, thẻ nhớ hoặc tải về từ mạng.
– Để tránh bị lừa, không mở các liên kết trong email hay tin nhắn mà không biết rõ có an toàn hay không. Ví dụ gọi điện cho bạn để xác minh trước khi tải xuống.
– Đừng để lộ mật khẩu các tài khoản của mình để tránh bị kẻ xấu chiếm quyền, mạo danh.
– Sử dụng các phần mềm phòng chống các phần mềm độc hại.
– Phần mềm độc hại là phần mềm viết ra với ý đồ xấu, gây ra các tác động không mong muốn. – Virus và worm là các phần mềm độc hại có khả năng lây nhiễm; Trojan là phần mềm nội gián để ăn cắp thông tin và chiếm đoạt quyển trên máy. – Để phòng ngừa phần mềm độc hại, không lấy từ trên mạng hoặc sao chép qua các thiết bị nhở những phần mềm mà mình không biết rõ. Khi nhận được email hay tin nhắn có liên kết, nếu không rõ về nguồn gốc thì không nên mở. – Hãy sử dụng các phần mềm chống phần mềm độc hại để bảo vệ máy tính. |
---|