Kho tàng tài liệu học tập phong phú.

Tin học 10 Kết nối tri thức Bài 30: Kiểm thử và gỡ lỗi chương trình

1.1. Một vài phương pháp kiểm thử chương trình

– Kiểm thử (test) có nghĩa là kiểm tra và chạy thử

– Lỗi tiếng Anh là bug (bug có nghĩa đen là con bọ)

– Debug là de (lấy ra) bug (con bọ) = gỡ lỗi chương trình. Vậy debug là tìm bug và tháo bỏ bug ra khỏi chương trình

– Có rất nhiều phương pháp và công cụ khác nhau để kiểm thử chương trình. Các công cụ này không những có mục đích tìm ra lỗi (hay bug) của chương trình mà còn có tác dụng phòng ngừa và ngăn chặn các lỗi phát sinh tiếp trong tương lai.

* Một vài phương pháp kiểm thử chương trình

a) Quan sát mã lỗi Runtime và bắt lỗi ngoại lệ

– Nếu chương trình có lỗi Runtime (tức là đang chạy bị dừng lại), cần quan sát các mã lỗi (mã lỗi ngoại lệ) để kiểm tra vị trí dòng lệnh sinh ra lỗi này. Từ đó phân tích, tìm và sửa lỗi.

– Một số mã lỗi ngoại lệ thường gặp:

Mã lỗi ngoại lệ

Mô tả lỗi

ZeroDivisionError

Lỗi này xảy ra khi lệnh thực hiện phép chia cho giá trị 0.

IndexError

Lỗi xảy ra khi lệnh cố gắng truy cập phần tử của danh sách nhưng chỉ số vượt quá giới hạn.

NameError

Lỗi xảy ra khi chương trình muốn tìm một tên nhưng không thấy. Ví dụ khi lệnh gọi một hàm nhưng không có hàm đó.

TypeError

Lỗi kiểu dữ liệu. Một số ví dụ lỗi loại này:

– Lệnh truy câp một phần tử của danh sách nhưng chỉ số không là số nguyên.

– Lệnh tính biểu thức số nhưng lại có một toán hạng không phải là số.

ValueError

Lỗi liên quan đến giá trị của đối tượng.

Lỗi khi thực hiện lệnh chuyển đổi kiểu dữ liệu, đối số của hàm có giá trị mà hàm không hỗ trợ. Ví dụ khi thực hiện lệnh int(“1.55”) sẽ sinh lỗi loại này.

IndentationError

Lỗi khi các dòng lệnh thụt vào không thằng hàng hoặc không đúng vị trí.

SyntaxError

Lỗi cú pháp.

– Ví dụ: Một số mã lỗi trong thực tế

+ Mã lỗi IndexError:

+ Mã lỗi ValueError

b) Kiểm thử chương trình với các bộ dữ liệu test

– Chương trình cần được thử với một số bộ dữ liệu test gồm đầu vào tiêu biểu phụ thuộc đặc thù của bài toán và kết quả đầu ra đã biết trước.

– Các bộ test có thể có đầu vào theo các tiêu chí khác nhau như độ lớn và tính đa dạng của dữ liệu, cần chú ý một số điểm sau:

+ Cần có nhiều bộ test (theo các tiêu chí khác nhau như độ lớn, tính đa dạng của dữ liệu, …).

Cần có bộ test ngẫu nhiên. Việc sinh ngẫu nhiên dữ liệu đầu vào trong miền xác định của chương trình làm tăng khả năng tìm lỗi nếu có.

+ Cần có bộ test dữ liệu ở vùng biên. Ví dụ dữ liệu đầu vào là cặp (x, y) xác định trên miền 0 < x, y < 1. Khi đó, cần kiểm tra chương trình với bộ dữ liệu biên là (0; 0), (0; 1 ), ( 1 ; 0) và (1; 1). Thực tế cho thấy thường phát sinh lỗi tại các vùng biên hoặc lân cận của biên. Một ví dụ khác của dữ liệu biên là cần tìm các bộ test với n và các giá trị (x1, x2, xn) rất lớn (vùng cận biên lớn).

c) In các thông số trung gian

– Bổ sung vào giữa các dòng lệnh các lệnh print() để in ra các biến trung gian, qua đó kiểm tra các quy trình hay thuật toán được viết có đúng không.

– Giả sử chương trình có đầu vào là (x1, x2, xn), đầu ra là (a1, a2, am) nhưng có sử dụng các biến trung gian (y1, y2, yk). Khi đó với mỗi bộ test đầu vào, chúng ta sẽ bổ sung vào các dòng lệnh của chương trình để in ra các giá trị trung gian:

(x1, x2, xn), (y1, y2, … yk), (a1,a2, …, am).

– Thông qua các giá trị trung gian trong quá trình thực hiện chương trình, nếu kết quả cuối cùng có lỗi thì sẽ dễ tìm ra lỗi đó.

d) Sử dụng công cụ break point (điểm dừng)

– Công cụ break point cho phép tạo ra các “điểm dừng” bên trong chương trình. Khi chạy, chương trình sẽ tạm dừng lại tại các “điểm dừng” cho phép người kiểm thử có thể quan sát các thông tin khác bên trong chương trình, qua đó kiểm tra tính đúng đắn của chương trình.

– Trên thực tế sử dụng phương pháp điểm dừng thường kết hợp với phương pháp in các giá trị trung gian sẽ là hiệu quả hơn để kiểm thử chương trình.

Một số ghi nhớ:

– Sử dụng công cụ in các biến trung gian.

– Sử dụng công cụ sinh các bộ dữ liệu test.

– Sử dụng công cụ điểm dừng trong phần mềm soạn thảo lập trình.

– Quan sát các mã lỗi của chương trình nếu phát sinh.

1.2. Ví dụ minh họa

– Quan sát ví dụ sau để biết được cách in ra các giá trị trung gian và sử dụng công cụ tạo điểm dừng để kiểm thử

– Ví dụ: Nhập từ bàn phím hai số tự nhiên m, n tính ƯCLN của hai số này.

Gọi gcd (m, n) là ƯCLN của hai số tự nhiên m, n. Thuật toán của bài toán này dựa trên thuật toán sau:

(1) gcd(m, m) = m.

(2) Nếu n > m thì gcd(m, n) = gcd(m, n-m).

(3) Nếu n < m thì gcd(m, n) = gcd(m-n, n).

Phần cơ bản nhất của chương trình sẽ íà một vòng lặp while, vòng lặp sẽ kết thúc khi m = n. Chương trỉnh như sau:

Chúng ta sẽ tiến hành kiểm thử chương trình này. Cần tập trung kiểm tra kĩ khối lệnh của lệnh lặp while.

* Cách 1: In ra các giá trị trung gian để kiểm soát chương trình.

Bổ sung biến k và hai lệnh print() vào chương trình như mô tả như sau:

Kết quả thực hiện chương trình trên như sau:

Sau khi có kết quả chương trình ta sẽ quan sát sự thay đổi của các giá trị các biến k, m, n trong quá trình thực hiện chương trình để phát hiện lỗi (nếu có)., đồng thời hiểu được lỗi này và tìm cách sửa lỗi.

* Cách 2Sử dụng công cụ tạo điểm dừng của phần mềm soạn thảo lập trình. Thiết lập điểm dừng tại dòng 4 của chương trình như hình sau. Đây là vị trí bắt đầu chuẩn bị vào vòng lặp.

Khi chạy chương trình sẽ dừng lại trước mỗi vòng lặp, chúng ta sẽ ghi lại các giá trị m, n vào một bảng như bảng sau. Khi kết thúc hết vòng lặp thì kết quả chương trình chính là giá trị m.