1.1. Xâu con và lệnh tìm vị trí xâu con
* Dùng toán tử in để kiểm tra có xâu con trong xâu không
– Ví dụ 1. Dùng toán tử in để kiểm tra một xâu có là xâu con của xâu khác không.
– Quan sát ví dụ trên ta thấy Python sẽ đưa ra hai kết quả là True (nếu có xâu con tồn tại trong xâu) và False (nếu sâu con không tồn tại trong xâu)
+ Xâu con “abc” có trong dãy “123abc” nên đưa ra kết quả là True
+ Xâu con “010” không có trong dãy “1101” nên đưa ra kết quả là False
– Biểu thức kiểm tra < xâu 1 > nằm trong < xâu 2 > là:
Nếu đúng thì trả lại giá trị True, nếu sai trại lại giá trị False
* Tìm vị trí xuất hiện của một xâu
– Ví dụ 2. Lệnh find() tìm vị trí xuất hiện của một xâu trong xâu khác
– Quan sát ví dụ trên ta thấy:
+ Khi sử dụng lệnh s.find(“b”) tức tìm kiếm vị trí của b trong xâu thì được kết quả là 1 có nghĩa vị trí đầu tiên của b trong xâu s là chỉ số 1
+ Tương tự, ta thực hiện với khi ta thực hiện lệnh với xâu 12 sẽ cho ra ví trí đầu tiên xuất hiện là chỉ số 9
+ Nhưng khi ta thực hiện lệnh s.find(“AB”) kết quả cho ra là -1 vì không tìm thấy xâu “AB” trong xâu như hình sau:
– Python cũng có một số lệnh đặc biệt dành riêng cho xâu kí tự (phương thức).
+ Cách thực hiện phương thức là:
+ Cú pháp của lệnh đơn find()
Lệnh sẽ tìm vị trí đầu tiên của xâu con trong xâu mẹ và trả về vị trí đó. Nếu không tìm thấy thì trả về -1.
+ Cú pháp đầy đủ của lệnh find():
Lệnh sẽ tìm vị trí xâu con bắt đầu từ vị trí start như ví dụ 3 sau đây:
. Muốn tìm xâu con sub= “Đà Nẵng” trong xâu mẹ ta sử dụng lệnh s.find(sub) kết quả đưa ra là vị trí đầu tiên xuất hiện xâu con là 9
. Khi sử dụng lệnh tìm kiếm xâu con “Đà Nẵng” bắt đầu từ vị trí thứ 10 thì kết quả cho ra là -1 vì không tìm thấy xâu con “Đà Nẵng” từ vị trí thứ 10 trở về sau
Để tìm một xâu trong một xâu khác có thể dùng toán tử in hoặc lệnh find(). Lệnh find() trả về vị trí của xâu con trong xâu mẹ. |
---|
1.2. Một số lệnh thường dùng với xâu kí tự
* Tách một xâu thành danh sách các từ
– Ví dụ 1. Lệnh split () tách một xâu thành danh sách các từ
– Quan sát ví dụ trên ta thấy:
+ Muốn tách một xâu thành danh sách các từ ta dùng lệnh split ()
+ Có thể dùng khoảng trắng hoặc dấu “,” để tách từng xâu
– Lệnh split() tách một xâu thành các từ và đưa vào một danh sách. Kí tự tách dùng để phân tách các từ mặc định là dấu cách, tuy nhiên có thể thay thế kí tự tách bằng kí tự khác.
– Cú pháp của lệnh split():
* Nối danh sách gồm các từ thành một xâu
– Ví dụ 2. Lệnh join() nối danh sách gồm các từ thành một xâu
– Quan sát ví dụ trên ta thấy:
+ Để nối danh sách gồm các từ thành một xâu ta sử dụng lệnh join()
+ Các từ của xâu A được nối bằng khoảng cách còn các từ của xâu B được nối bằng dấu phẩy
– Lệnh join() có tác dụng ngược với lệnh split(), có chức năng nối các phần tử (là xâu) của một danh sách thành một xâu.
– Cú pháp của lệnh join() là:
Python có các lệnh đặc biệt để xử lí xâu là split() dùng để tách xâu thành danh sách và lệnh join() dùng để nối danh sách các xâu thành một xâu. |
---|