Kho tàng tài liệu học tập phong phú.

Tin học 10 Kết nối tri thức Bài 20: Câu lệnh lặp For

1.1. Lệnh For

– Phân tích đoạn chương trình dưới đây để xác định cấu trúc và quy trình thực hiện của lệnh for:

+ Trong đoạn chương trình trên, lệnh range (10) trả lại một vùng giá trị gồm 10 số 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9.

+ Lệnh for sẽ thực hiện 10 lần lặp, mỗi lần lặp ứng với một giá trị k trong vùng giá trị trên.

+ Sau lệnh lặp for trên, biến S sẽ có giá trị là tổng 0 + 1 + … + 9 = 45.

+ Lệnh range (n) trả lại vùng giá trị gồm n số từ 0 đến n – 1.

– Định nghĩa:

+ Lệnh for là câu lệnh lặp với số lần được xác định trước.

+ Số lần lặp thường được xác định bởi vùng giá trị của lệnh range ()

– Cú pháp chung của câu lệnh for:

– Sơ đồ khối:

Hình 20.1

– Quy trình thực hiện: Khi thực hiện, ở mỗi vòng lặp biến i sẽ được gán lần lượt các giá trị trong vùng giá trị của lệnh range () và thực hiện < khối lệnh >.

– Ví dụ:

+ Ví dụ 1. Tính tổng các số tự nhiên chẵn nhỏ hơn n, với n cho trước (n=10)

+ Ví dụ 2. Đếm số các số nguyên nhỏ hơn n (n = 20) và là bội của 3

for là lệnh lặp với số lần biết trước. Số lần lặp thường được xác định bởi i vùng giá trị của lệnh range ().

1.2. Lệnh Range

– Quan sát đoạn chương trình sau đây để biết vùng giá trị được xác định bởi lệnh range (). Lệnh print () là lệnh in ra màn hình

+ Quan sát hình ta thấy:

. Lệnh range (3,10) trả lại vùng có giá trị gồm các số 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9

. Lệnh range (0,15) trả lại vùng có giá trị gồm các số 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14

– Lệnh tạo vùng giá trị range () có các dạng sau:

+ range (stop) trả lại vùng giá trị từ 0 đến stop – 1.

+ range (start, stop) trả lại vùng giá trị từ start đến stop  – 1.

– Ví dụ:

+ range (n) cho vùng gồm các số 0, 1, …., n –  1.

+ range(1,n+1) cho vùng gồm các số 1, 2, …., n.

+ range (0,99) cho vùng giá trị gồm các số 0, 1, 2, …., 98.

+ range(100,1) cho vùng rỗng.

Lệnh tạo vùng giá trị có cú pháp range (start, stop) trả lại vùng giá trị gồm các số nguyên liên tiếp từ start đến stop – 1.