Kho tàng tài liệu học tập phong phú.

Tin học 10 Kết nối tri thức Bài 16: Ngôn ngữ lập trình bậc cao và Python

1.1. Ngôn ngữ lập trình bậc cao

– Ngôn ngữ lập trình là ngôn ngữ để viết chương trình cho máy tính

– Ngôn ngữ lập trình bậc cao có các câu lệnh gần với ngôn ngữ tự nhiên giúp việc đọc, hiểu chương trình dễ dàng hơn

– Các chương trình viết bằng ngôn ngữ lập trình bậc cao được chương trình dịch chuyển sang ngôn ngữ cho máy tính thực hiện.

– Hiện nay đã có nhiều ngôn ngữ lập trình bậc cao khác nhau, trong số đó Java, C/C++, Python,… là những ngôn ngữ lập trình thông dụng nhất.

– Python là ngôn ngữ lập trình bậc cao. 

+ Python là ngôn ngữ lập trình bậc cao do Guido van Rossum, người Hà Lan tạo ra và ra mắt lần đầu năm 1991.

+ Các câu lệnh của Python có cú pháp đơn giản.

+ Ưu điểm: Môi trường lập trình Python dễ sử dụng, không phụ thuộc vào hệ điều hành, chạy trên nhiều loại máy tính, điện thoại thông minh, robot giáo dục, …

+ Python là ngôn ngữ lập trình được dùng phổ biến trong nghiên cứu và giáo dục.

– Ngôn ngữ lập trình bậc cao có các câu lệnh được viết gần với ngôn ngữ tự nhiên giúp cho việc đọc, hiểu chương trình dễ dàng hơn.

– Python là một ngôn ngữ lập trình bậc cao phổ biến trong nghiên cứu và giáo dục.

1.2. Môi trường lập trình Python

– Sau khi khởi động, ta sẽ làm việc với màn hình Python có dạng tương tự như hình dưới đây:

Hình 16.2. Màn hình làm việc của Python

– Định nghĩa: Phần mềm Python là một môi trường lập trình cho phép soạn thảo chương trình bằng ngôn ngữ Python, hỗ trợ gỡ lỗi, phân tích cú pháp dòng lệnh và thực hiện các chương trình Python (chương trình hoàn chỉnh hoặc từng câu lệnh).

– Môi trường lập trình Python có hai chế độ:

+ Chế độ gõ lệnh trực tiếp thường được dùng để tính toán và kiểm tra nhanh các lệnh.

+ Chế độ soạn thảo dùng để viết các chương trình có nhiều dòng lệnh.

a) Chế độ gõ lệnh trực tiếp

Trong một phiên làm việc với Python, em có thể gõ lệnh trực tiếp sau dấu nhắc >> > và nhấn phím Enter để thực hiện lệnh như sau:

b) Chế độ soạn thảo

– Muốn soạn thảo chương trình hoàn chỉnh dùng lệnh File/New File để mở ra màn hình soạn thảo chương trình tương tự như sau:

Hình 16.3. Màn hình soạn thảo trong môi trường Python

* Chú ý: Người ta có thể soạn thảo chương trình Python bằng phần mềm soạn thảo văn bản hoặc phần mềm lập trình Python như: Wingware, PyCharm, Thonny, Visual studio, …

Môi trường lập trình của Python có hai chế độ: chế độ gõ lệnh trực tiếpchế độ sọan thảo.

1.3. Một số lệnh Python đầu tiên

– Python tự nhận biết kiểu dữ liệu và thực hiện các phép toán ngay trên dòng lệnh. Ví dụ như hình dưới đây

+ Nhận biết dữ liệu. Ví dụ 1: Các lệnh đầu tiên

+ Nhận các lệnh với phép toán. Ví dụ 2: Các lệnh với phép toán

– Trong Python, lệnh print ( ) có chức năng đưa dữ liệu ra (xuất dữ liệu). Mặc định dữ liệu sẽ được in ra màn hình. Lệnh print ( ) cho phép in một hoặc nhiều giá trị ra màn hình.

– Ví dụ 3: Lệnh print ( )

– Cú pháp lệnh print () như sau:

Trong đó v1, v2, ….., vn là các giá trị cần đưa ra màn hình.

– Khi nhập giá trị số hoặc xâu kí tự từ dòng lênh, Python tự nhận biết kiểu dữ liệu.

– Python có thể thực hiện các phép toán thông thường với số, phân biệt số thực và số nguyên.

– Lệnh print ( ) có chức năng in dữ liệu ra màn hình, có thể in ra một hoặc nhiều giá trị đồng thời.