1.1. Các ứng dụng công nghệ thông tin
– Tin học nghiên cứu các phương pháp và qua trinh xử lí thông tin tự động bằng máy tính.
– Tin học đóng góp cho xã hội qua của dụng công nghệ thông tin.
Chính phủ điện tử và doanh nghiệp số:
– Chính phủ điện tử:
+ Khi thực hiện chính phủ điện tử (E-Government), trong các hoạt động quản lí điều hành của nhà nước, giao tiếp giữa người dân và cơ quan chính phủ có thể thực hiện qua mạng.
+ Chính quyền phục vụ nhân dân thông qua cung cấp các dịch vụ công.
+ Một số dịch vụ công thường gặp cách viết tắt G2B (Government to Business), G2C (Government to Citizen) khi nói về quan hệ chính phủ – doanh nghiệp, chính phủ – người dân trong chính phủ điện tử.
– Doanh nghiệp số:
+ Doanh nghiệp số hàm ý doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất, kinh doanh.
+ Phát triển ứng dụng công nghệ thông tin giúp doanh nghiệp làm tốt việc lập kế hoạch sử dụng các nguồn lực, việc quản trị chuỗi cung ứng, việc quản trị các quan hệ và giao dịch với khách hàng. Cách viết tắt B2B (Business to Business), B2C (Business to Customers) đã thông dụng khi nói về quan hệ doanh nghiệp – doanh nghiệp, doanh nghiệp – khách hàng trong doanh nghiệp số.
Chuyển đổi số các dịch vụ:
– Chuyển đổi trong thương mại: Chúng ta đang chứng kiến sự nở rộ của các cửa hàng trên mạng. Các mạng xã hội làm cho tiếp thị số rất hiệu quả.
– Ngân hàng số (Digital Banking) trong đó có dịch vụ ngân hàng điện tử (E-Banking) và thanh toán qua điện thoại thông minh (Mobile Banking) ngày càng phổ biến. Các loại ví điện tử là một ví dụ về chuyển đổi số trong tài chính ngân hàng.
– Y tế số (Digital Healthcare) là ứng dụng công nghệ thông tin để quản lí bệnh viện, bệnh nhân và quá trình điều trị với hồ sơ sức khoẻ, bệnh án số. Dịch vụ chăm sóc sức khoẻ qua điện thoại thông minh là ví dụ về chuyển đổi số trong y tế.
– Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học ngày càng phát triển. Các công cụ phần mềm để dạy và học trực tiếp hay qua mạng, tồ chức lớp học, kiểm tra, đánh giá, quản lí kết quả học tập,… được gọi là phần mềm E-Learning.
Chuyển đổi số (Digital Transformation) là việc sử dụng dữ liệu và công nghệ số để thay đổi một cách tổng thể và toàn diện tất cả các khía cạnh của đời sống kinh tế – xã hội, tái định hình cách chúng ta sống, làm việc và liên hệ với nhau (Theo QĐ TTg số 749 ngày 03/06/2020 về Chương trình chuyển đổi số Quốc gia).
1.2. Xã hội tri thức và kinh tế tri thức
– Xã hội loài người đã trải qua các bậc thang phát triển từ thấp đến cao.
– Hiện nay, loài người đă chuyển sang xã hội hậu công nghiệp, nhiều người dùng từ “xã hội thông tin” để nói về giai đoạn phát triển này của xã hội loài người.
+ Xã hội tri thức có thể coi là bước phát triển tiếp theo của xã hội thông tin. Xã hội tri thức là xã hội dựa trên, việc không ngừng tạo ra và sử dụng hàng loạt tri thức trong mọi lĩnh vực, với sự trợ giúp của công nghệ thông tin và truyền thông hiện đại.
+ Kinh tế tri thức là nền kinh tế dựa trực tiếp vào việc tạo ra, phân phối, sử dụng tri thức và thông tin. Tri thức là tài sản, có giá trị hơn cả tài nguyên vật chất. Khoa học, công nghệ trở thành động lực phát triển kinh tế.
– Ngân hàng Thế giới đưa rạ chiến lược phát triển bốn lĩnh vực (gọi là bốn trụ cột) để chuyển sang kinh tế tri thức (Theo Báo điện từ Đảng Cộng sãn Việt Nam, ngày 15/9/2021):
– Đặc điểm để chuyển sang kinh tế tri thức:
+ Thể chế và môi trường kinh doanh: ưu tiên cho việc phổ biến và sử dụng các tri thức đã có, tạo ra hiệu quả kinh tế.
+ Khoa học và công nghệ: khai thác tri thức toàn cầu, tiếp thu và vận dụng theo nhu cầu riêng, tạo ra tri thức mói, sáng tạo và đổi mới mang lại kiệu quả kinh tế.
+ Giáo dục và đào tạo: tạo ra nguồn nhân lực có học vấn và tay nghề cao để sử đụng tri thức và sáng tạo.
+ Công nghệ thông tin và truyền thông: có cơ sở hạ tầng thông tin năng động, tạo thuận lợi cho việc phổ biến và xử lí thông tin một cách hiệu quả.
Công nghệ thông tin và truyền thông là một trụ cột để phát triển kinh tế tri thức.
1.3. Khai thác tri thức từ dữ liệu
– Khai thác tri thức là việc tạo ra tri thức từ các nguồn dữ liệu và thông tin.
– Trí tuệ nhân tạo là lĩnh vực khoa học nhằm tạo ra các hệ thống thông minh, góp phần làm nên các sản phẩm, dịch vụ có chất lượng cao.
– Dữ liệu lớn là lĩnh vực khoa học nhằm trích xuất thông tin từ khối dữ liệu khổng lồ, có thể mang lại những tri thưc khó có được theo cách xử lí dữ liệu truyền thông.
Công nghệ thông tin rất quan trọng trong quản trị tri thức, khai thác tri thức toàn cầu, tạo ra tri thức mói, sáng tạo và đổi mới để cạnh tranh hiệu quả.
1.4. Đồ dùng và thiết bị thông minh
– Điện thoại thông minh thực, chất là một máy tính thu nhỏ, có hệ điều hành, có thể cài đặt thêm hay gỡ bỏ cảc ứng dụng, có bàn phím ảo, màn hình hiển thị thông tin và cho phép chạm, vuốt để điều khiển. Điện thoại thông minh là một hệ thống xử lí thông tin thực hiện được đầy đủ các bước xử lí đầu vào, xử lí dữ liệu, xử lí đều ra và xử lí lưu trữ.
– Đồng hồ thông minh là một thiết bị số hiện đại, có thể coi như điện thoại thông minh đơm giản bớt chức năng và thu nhỏ lại.
– Ti vi thông minh hay đầu ti vi kĩ thuật số cũng có hệ điều hành, có thể cài đặt thêm hay gỡ bỏ các ứng dụng giải trí, có cái điều khiển đóng vai trò giống như bàn phím và chuột. Như vậy, chúng là các hệ thống xử lí thông tin, có thể coi là máy tính chuyên dụng gắn với ti vi.
– Robot lau nhà, hút bụi thông minh (Hình 1) có thể xác định phạm vi vừng làm việc
Hình 1. Robot lau nhà, hút bụi thông minh
Đồ dùng, thiết bị được gọi là thông minh khi có khả năng xử li thông tin. kết nối với người dừng hoặc kết nối với các thiết bị khác, có thể hoạt động tương tác và tự chủ ở một mức độ nào đó.
1.5. Các cuộc cách mạng công nghiệp
Lịch sử bốn cuộc cách mạng
– Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất bắt đầu ở nước Anh từ nửa cuối của thê kỉ XVIII. Việc phát minh ra động cơ hơi nước, động cơ đốt trong đã dẫn đến cơ giới hoá sản xuất, giải phóng con người khỏi lao động chân tay nặng nhọc.
– Cách mạng công nghiệp lần thứ hai bắt đầu vào nửa cuối thế kỉ XIX với phát minh và sử dụng điện, động cơ điện ờ Đức và Mỹ.
– Cách mạng công nghiệp lần thứ ba bắt đầu từ những năm 70 của thế kỉ XX với sản xuất tự động hoá dựa vào máy tính và các thiết bị điện tử.
– Cách mạng công nghiệp lần thứ tư với đặc trưng của cuộc cách mạng công nghiệp lần này là việc đẩy mạnh phát triển công nghệ giúp xoá mờ ranh giới giữa các yếu tố vật chất, kĩ thuật số và sinh học đem đến nền sản xuất thông minh.
1.6. Internet vạn vật và máy móc thông minh trong Cách mạng công nghiệp lần thứ tư
Công nghiệp 4 0 (Hình 2) là sản xuất thông minh trong các nhà máy thông minh.
– Tạo ra một hệ thống thực – ảo (Cyber Physical Systems), thế giới ảo song hành với thế giới thực.
– Máy móc thiết bị ảo tương tác với nhau trong thế giới ảo theo các quy trình sản xuất.
– Máy tính sẽ tính toán để đưa ra các quyết định điều khiển sản xuất, gửi đến máy móc, thiết bị vật lí.
– Máy móc, thiết bị thông minh là nhân vật trung tâm trong cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
– Internet vạn vật kết nối các máy móc, thiết bị cộng tác thông minh, tạo ra hệ thống thực – ảo, tự chủ cùng nhau sản xuất.
Hình 2. Công nghiệp 4.0
|
---|