1.1. Kiểu dữ liệu số nguyên và số thực
Trong Python, khi một biến được gán bằng một biểu thức, tùy thuộc giá trị biểu thức đó là số nguyên hay số thực thì biến sẽ lưu trữ tương ứng là kiểu số nguyên hoặc là kiểu số thực (Hình 1)
Hình 1. Làm việc với số nguyên và số thực
Câu lệnh type() của Python cho ta biết kiểu dữ liệu của biến hay biểu thức nằm trong cặp dấu ngoặc tròn (Hình 2)
Hình 2. Câu lệnh type() cho biết kiểu dữ liệu
1.2. Các câu lệnh vào – ra đơn giản
a) Nhập dữ liệu vào từ bàn phím
* Xét bài toán: Tính tổng n số tự nhiên đầu tiên
Ta có lệnh: sum = n * (n + 1) // 2
– Câu lệnh này không thể thực hiện được nếu không biết giá trị cụ thể của n
– Phải nhập giá trị cho biến n
– Thay vì gán giá trị cho biến n ta có thể nhập giá trị từ bàn phím
– Lệnh nhập giá trị vào từ bàn phím
Biến = input (dòng thông báo)
Trong đó:
+ dòng thông báo là để nhắc người dùng biết cần nhập gì
+ dòng thông báo là một xâu kí tự đặt giữa cặp dấu nháy đơn hoặc kép, có thể không cần có
* Ví dụ: Nhập vào một câu từ bàn phím
⇒ trong trường hợp này không có dòng thông báo
⇒ trong trường hợp này có dòng thông báo (dòng thông báo = ‘hãy nhập giá trị cho biến a=‘)
– Dữ liệu nhập vào có dạng xâu kí tự. Nếu muốn chuyển dữ liệu này sang số nguyên hay thực để tính toán cần có câu lệnh int() hay float()
* Cú pháp nhập dữ liệu số vào từ bàn phím như sau:
Ví dụ:
– Chương trình ở Hình 3 thực hiện tính tổng n số tự nhiên đầu tiên với giá trị nhập vào từ bàn phím
Hình 3. Chương trình tính tổng n số tự nhiên đầu tiên
– Nhập vào một số nguyên a, số thực b từ bàn phím rồi tính tổng 2 số đó
b. Xuất dữ liệu ra màn hình
– Cú pháp đơn giản:
print(danh sách biểu thức)
Trong đó:
Danh sách biểu thức: là các biểu thức viết cách nhau bởi dấu “,”. Câu lệnh print() sẽ in ra màn hình giá trị các biểu thức theo đúng thứ tự và cách nhau bởi dấu cách
– Ví dụ: Viết chương trình nhập ba số nguyên là điểm kiểm tra cuối học kì của ba môn Ngữ văn, Vật lí và Sinh học. Tính và đưa ra màn hình tổng điểm và điểm trung bình của ba môn.
1.3. Hằng trong Python
– Hằng là những biến có giá trị chỉ định trước và không thể thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình
– Python không cung cấp công cụ khai báo hằng
– Khi lập trình bằng Python, người ta thường sử dụng hằng số như một loại biến với cách đặt tên đặc biệt
– Ví dụ: bắt đầu bằng dấu gạch dưới và sau đó là các kí tự La tinh in hoa, gán giá trị cần thiết cho nó và tự quy ước không gán lại giá trị cho các biến đó
Ví dụ:
_PI = 3.1416 # Sử dụng như hằng \(\pi \) = 3.1416
_MOD = 1 000 000 007 # Sử dụng như hằng mod = 109 + 7
– Trong các ngôn ngữ lập trình bậc cao có kiểu dữ liệu số nguyên và kiểu dữ liệu số thực. – Trong Python: + Câu lệnh type (biến) cho biết kiểu dữ liệu hiện thời của biến. + Câu lệnh nhập dữ liệu cho biến là: . Biến = input (dòng thông báo) . Biến = int (input (dòng thông báo)) (với biến kiểu nguyên) . Biến = float (input (dòng thông báo)) (với biến kiểu thực) – Câu lệnh đưa giá trị các biểu thức ra màn hình là: print (danh sách biểu thức) |
---|