1.1. Nguồn thông tin và dữ liệu
– Nhờ các giác quan, con người nhận được các tín hiệu qua thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác, xúc giác từ thế giới xung quanh và chuyển thành thông tin trong bộ não.
– Có nhiều thiết bị được tạo ra nhằm thu nhận các tín hiệu từ thế giới xung quanh để từ đó con người biết thêm thông tin. Từ đầu ra của các thiết bị này, ta có dữ iiệu.
– Dữ liệu được ghi vào thiết bị lưu trữ hoặc gửi đi qua đường truyền dữ liệu.
1.2. Quan hệ giữa thông tin và dữ liệu
a. Từ thông tin thành dữ liệu
– Trong cuộc sống hằng ngày, con người thường xuyên lưu trừ và trao đổi thông tin.
– Nói, viết, vẽ,… là các hành động để chuyển thông tin trong bộ não con người thành dữ liệu để lưu trữ hay gửi đi khi trao đổi thông tin.
– Ví dụ: Ghi lại một điều em cần chú ý trong bài học vào vở, vẽ một sơ đồ khối thể hiện ý tưởng của em để giải một bài toán, giải thích cho bạn về ý nghĩa của một từ tiếng Anh là những hoạt động lưu trữ và trao đôi thông tin.
– Để tránh làm phiền người khác khi ở chỗ đông người em có thể trao đổi thông tin với bạn qua các dấu hiệu gật đầu, mỉm cườiì hay có một cử chỉ phản ứng,… Bạn em nhỉn thấy,
nghe thấy, cảm nhận được đấụ hiệu và biết em muốn gửi đến bạn thông tin gì.
Thông tin có thể được biểu diễn dưới các dạng khác nhau
b) Từ dữ liệu đến thông tin
– Văn bản chữ và số, hình vẽ, hình ảnh, âm thanh, đoạn video, … là dữ liệu. Dữ liệu là nguồn thông tin.
Từ dữ liệu có thể rút ra nhiều thông tin khác nhau
– Ví dụ: Từ một mảnh giấy viết tay cho Hoàng: “Hoàng ơi, tan học chờ tớ ở cổng trường nhé!” sẽ đưa tới các thông tin khác nhau như trong hình dưới đây
Từ dữ liệu có thể có nhiều thông tin
+ Dòng chữ là dữ liệu văn bản, nội dung dòng chữ là thông tin.
+ Hoàng biết là Dũng muốn gặp mình ở cổng trường khi tan học vì Hoàng nhận ra nét chữ, kiểu viết đó là của Dũng
+ Một người khác đọc thì chỉ biết là có một người hẹn chờ Hoàng ở cổng trường khi tan học.
– Để rút ra thông tin từ dữ liệu trải qua ba bước như hình 1:
+ Thông tin (dữ liệu đầu vào)
+ Xử lí thông tin
+ Thông tin hữu ích
Hình 1. Rút ra thông tin từ dữ liệu
1.3. Phân biệt dữ liệu với thông tin
– Thông tin có thể được biểu diễn dưới các dạng khác nhau
– Thông tin là nội dung, dữ liệu là hình thức thể hiện
– Dữ liệu là thông tin dưới dạng chứa trong phương tiện mang tin.
– Dữ liệu có thể chia thành nhiều phần, thành các mục nhỏ hơn; còn thông tin có tính toàn vẹn. Ví dụ, thông tin “Họ và tên: Nguyễn Văn An; Lớp: 10A; Điểm môn Tin học: 10” khi trinh bày dưới dạng bảng sẽ được chia thành ba mục dữ liệu thuộc ba cột như ở Hình 2. Ba mục dữ liệu nằm trong ba ô riêng biệt.
Họ và tên | Lớp | Điểm môn Tin học |
Nguyễn Văn An | 10A | 10 |
Hình 2. Ví dụ thông tin dạng bảng
– Nhưng để có thông tin, phải gộp lại đầy đủ các mục như ban đầu, nếu thiếu đi một vài mục thì không còn là thông tin đó nữa.
– Dữ liệu là đầu vào cho bài toán xử lí thông tin. Thông tin là kết quả đầu ra của bài toán.
– Phân biệt dữ liệu và thông tin:
1.4. Tin học và xử lí thông tin trong tin học
– Dữ liệu, thông tin và xứ lí thông tin là những khái niệm cơ sơ của ngành tin học.
– Tin học: ngành khoa học nghiên cứu các phương pháp và quá trình tổ chức, lưu trữ, xử lí và truyền dẫn thông tin tự động bằng các phương tiện kĩ thuật, chủ yếu bằng máy tính.
– Để máy tính xử lí được thông tin thì thông tin đó phải được chuyển thành dữ liệu trong máy tính (dữ liệu số hoá). Như vậy, nói đến xử lí thông tin là tìm ra thông tin từ dữ liệu.
– Giúp các công dân tương lai có khả năng sử dụng nhiều phương tiện rất hữu ích mà công nghệ thông tin đã tạo ra; giúp khai thác hiệu quả nguồn tải nguyên quý giá là thông tín và tri thức, phục vụ cuộc sống mỗi ngưòi nói riêng cũng như góp phần phát triển kinh tế – xã hội nói chung.
– Công nghệ thông tin: tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kĩ thuật hiện đại (chủ yếu là kĩ thuật máy tinh và viễn thông) nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội.
1.5. Các bước xử lí thông tin của máy tính
– Máy tính hỗ trợ rất hiệu quả cho con người trong mọi hoạt động thông tin. Các bước xử lí thông tin của máy tính tương ứng với các hoạt động thông tin của con người.
– Máy tính đã thực hiện ba bước để xử lí thông tin:
+ Nhận dữ liệu vào, chuyển thành dữ liệu số
+ Xử lí dữ liệu
+ Đưa kết quả xử lí ra cho con người
– Bước 1: Các thiết bị số thu nhận thông tin nhận tín hiệu từ thế giới bên ngoài và chuyên thành dữ liệu số.
– Bước 2:
+ Bộ xử lí trung tâm của máy tính sử dụng các phần mềm ứng dụng để tính toán, xử lí phục vụ mục đích của người dùng máy tính.
+ Bên trong máy tính, dữ liệu số hóa cũng là thông tin số hoá, hoàn toàn đồng nhất với nhau.
– Bước 3:
+ Kết quả của bước xử lí dữ liệu là dữ liệu đầu ra.
+ Từ dữ liệu số, các thiết bị số đầu ra có thể xuất ra thông tin dưới dạng con người nghe, nhìn và hiệu được.
+ Kết quả xử lí thông tin có thể lưu thành tệp.
1.6. Tháp dữ liệu – thông tin – tri thức
– Tri thức hay kiến thức là các hiểu biết hay kĩ năng có được nhờ trải nghiệm thực tế hay học được.
– Trong tin học, khai thác trích xuất tri thức là việc tạo ra tri thức từ các nguồn dữ liệu và thông tin. Tri thức thu được hữu ích cho con người.
– Qúa trình khai thác trích xuất tri thức là dạng hình tháp với đáy tháp là dữ liệu đỉnh tháp là tri thức.
– Tháp dữ liệu — thông tin – tri thức (Hình 3) minh hoạ quá trình trích xuất, tinh lọc dẫn từ dữ liệu thành thông tin, từ thông tin thành tri thức.
Hình 3. Tháp dữ liệu – thông tin – tri thức
|
---|