2.1. Khái niệm hàm ý
- Hàm ý là những nội dung ý nghĩa mà người mà người nói muốn thông báo đến người nghe nhưng không trực tiếp nói ra mà ngụ ý để người nghe suy ra từ nghĩa tường minh, ngữ cảnh cảnh giao tiếp và các phương châm hội thoại.
2.2. Tác dụng của hàm ý
- Tùy thuộc vào ngữ cảnh giao tiếp mà hàm ý có những tác dụng nhất định:
- Tạo hiệu quả biểu đạt mạnh mẽ, sâu sắc hơn cách nói thông thường.
- Giữ được tính lịch sự và tôn trọng thể diện của người đối thoại.
- Sự vô can, không phải chịu trách nhiệm của người nói về hàm ý (vì hàm ý là do người nghe suy ra..).
- Làm cho lời nói thêm hàm súc.
2.3. Điều kiện để việc sử dụng hàm ý có hiệu quả
- Người nói (người viết) có ý thức đưa hàm ý vào câu nói. Nắm được năng lực giải đoán hàm ý của người nghe.
- Người nghe (người đọc) có năng lực giải đoán hàm ý. Có thái độ cộng tác.
2.4. Cách thức để tạo hàm ý
- Cố ý vi phạm các phương châm hội thoại.
- Nói lảng sang chuyện khác.
- Cắt lời người nói hoặc im lặng không đáp lời.
- Nói thừa hoặc thiếu thông tin.
- Dùng hành động hoặc nói theo cách gián tiếp: dùng câu hổi với mục đích từ chối, ra lệnh, trách móc, bộc lộ cảm xúc, than vãn,…