1.1. Khái niệm nghĩa của từ
– Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ…) mà từ biểu thị.
– Nghĩa của từ được nhận diện thông qua nhận thức, sự hiểu biết của mỗi người.
1.2. Cách giải thích nghĩa của từ
1.2.1. Một số cách chính giải thích nghĩa của từ
* Phân tích nội dung nghĩa của từ.
– Ví dụ: Quyền lợi: Lợi ích được hưởng, mà người khác không được xâm phạm đến.
* Dùng một (hoặc một số) từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích.
Ví dụ:
– Bất an: không yên ổn.
– Sơ suất: không cẩn thận.
* Đối với từ ghép, có thể giải thích nghĩa của từ bằng cách giải thích từng thành tố cấu tạo nên từ.
– Ví dụ: Hiểu biết: Thấu rõ, biết rõ ràng và đầy đủ về một hoặc nhiều lĩnh vực nào đó.
1.2.2. Không giải thích từ, cần chú ý đến nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ
* Nghĩa gốc là nghĩa ban đầu của từ.
Ví dụ: Quả là bộ phận của cây do bầu nhụy hoa phát triển mà thành, bên trong chứa hạt.
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
(Tục ngữ)
* Nghĩa chuyển là nghĩa hình thành trên cơ sở nghĩa gốc.
Ví dụ: “Quả” từ dùng để chỉ đơn vị những vật có hình giống như quả cây.
– Quả bóng.
– Quả trứng gà.
– Quả lựu đạn.
– Quả tim.