1.1. Khái niệm biện pháp lặp cấu trúc
– Lặp cấu trúc (còn gọi: lặp cú pháp, điệp cú pháp) là biện pháp tu từ, theo đó người viết (người nói) lặp lại cấu trúc của một cụm từ, một câu nhằm nhấn mạnh nội dung biểu đạt và tạo nhịp điệu, sự liên kết cho các câu văn, câu thơ.
– Ví dụ:
Chỉ cá liền với nước
Chỉ lúa liền với ruộng
Tiễn đưa em, thôi anh quay lại, em ơi!
(Tiễn dặn người yêu)
=> Nhận xét: Trong ví dụ trên, việc lặp lại cấu trúc “Chỉ A liền với B” ở hai dòng thơ đầu vừa nhấn mạnh sự gắn bó giữa những sự vật khó chia lìa nhau vừa tạo sự liên kết giữa hai dòng thơ đem lại ấn tượng về một không gian trải dài.
1.2. Tác dụng biện pháp lặp cấu trúc
– Tác dụng của phép lặp là giúp các câu liên kết hoặc nối lại ý nghĩa xuyên suốt hoặc nối câu, nối đoạn nhưng cáo giá trị nghệ thuật không phải ý nghĩa biểu đạt chính.
– Lặp cấu trúc thường được dùng nhiều trong phong cách ngôn ngữ chính luận và phong cách ngôn ngữ văn chương.