1.1. Khái niệm nghĩa của từ
– Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ…) mà từ biểu thị. Nghĩa của từ được nhận diện thông qua nhận thức, sự hiểu biết của mỗi người.
1.2. Cách giải thích nghĩa của từ
Có thể giải thích nghĩa của từ bằng một số cách chính sau đây:
* Cách 1: Dùng một (hoặc một số) từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích.
Ví dụ:
– Đẫy đà: to béo, mập mạp.
– Bất chợt: chợt.
– Bất an: không yên ổn.
* Cách 2: Đối với từ ghép, có thể giải thích nghĩa của từ bằng cách giải thích từng thành tố cấu tạo nên từ.
Ví dụ:
– Tươi trẻ: tươi tắn và trẻ trung.
– Sơn hà: sơn là núi, hà là sông, sơn hà: núi sông, thường dùng để chỉ đất đai thuộc chủ quyền của một nước.
* Cách 3: Không giải thích từ, cần chú ý đến nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ (nghĩa gốc là nghĩa ban đầu của từ).
Ví dụ:
– Tấm thảm trải sàn này đẹp quá!
=> Nhận xét: Thảm ở ví dụ trên mang nghĩa gốc, chỉ “hàng dệt bằng sợ to, thường có hàng trang trí, dùng trải trên lối đi, trên sàn nhà”.
* Cách 4: Nghĩa chuyển là nghĩa hình thành trên cơ sở nghĩa gốc.
Ví dụ:
– Tôi yêu những thảm lá vàng tuyệt đẹp ở nơi này.
=> Nhận xét: Thảm trong trường hợp này là nghĩa chuyển, chỉ “lớp lá cây dày phủ trên mặt đất”.