1.1. Tìm hiểu chung
1.1.1. Tác giả Ét-sin
a. Tiểu sử:
Ét-sin (525 – 456 trước Công Nguyên): người Hy Lạp, đóng vai trò lớn trong lịch sử phát triển của nền bi kịch cổ đại.
b. Sự nghiệp sáng tác
Ét-sin đã sáng tác 70 vở bi kịch và 20 vở kịch xa-tia, nhưng đến nay chỉ còn lại 7 tác phẩm: Những thiếu nữ cầu xin, Quân Ba Tư, Bảy tướng đánh thành Te-bơ, Prô-mê-tê bị xiềng, A-ga-mem-nông, Những thiếu nữ viếng mộ, Những nữ thần ân đức
1.1.2. Tác phẩm
a. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:
Prô-mê-tê bị xiềng là vở bi kịch nổi tiếng nhất trong số những bi kịch còn lại của Ét-sin, khai thá đề tài từ thần thoại Hy Lạp về Prô-mê-tê – vị thần đã cả gan đánh cắp lửa trời về cho loài người và bị thần Dớt trừng phạt nặng nề (bị đóng đinh trên đỉnh núi Cô-ca-dơ, bị một con diều hâu ngày đêm moi gan, móc ruột).
b. Thể loại:
Prô-mê-tê bị xiềng thuộc thể loại thần thoại Hy Lạp.
c. Phương thức biểu đạt:
Văn bản Prô-mê-tê bị xiềng có phương thức biểu đạt là tự sự và biểu cảm.
d. Bố cục văn bản:
– Phần 1: Lời thoại của nhạc trưởng: Mọi người muốn biết lí do tại sao Thần Vương bị giam giữ.
– Phần 2: Lời thoại của Prô-mê-tê: Lí giải những thắc mắc của nhạc trưởng.
e. Tóm tắt tác phẩm:
Tác phẩm Promete bị xiềng, cho thấy được tài năng và ý chí kiên cường của anh hùng Promete, câu chuyện bắt đầu từ việc khi Promete yêu người trần và trốn mang lửa cho họ, bị Zeus bắt được và cho người đến giải Promete chịu hình phạt ở vách đá. Người được lệnh phải đóng Prômêtê vào vách đá chính là Hêphaixtôt – một vị thần máu mủ với Prômêtê. Mặc dù vô cùng thương cảm cho số phận của Prômêtê nhưng Hêphaixtôt vẫn không dám làm ngược ý Zeus, buộc lòng phải nặng tay với Prômêtê dưới sự giám sát của Quyền lực và Bạo lực, hai tên hung thần suốt ngày chỉ biết đề cao Zeus. Prômêtê rất ghét thói ngang tàn hóng hách của Zeus nên anh thà nhận lấy cực hình còn hơn là làm nô lệ cho Zeus. Tất cả ai cũng thương xót cho Promete nhưng không thể làm gì được trước sự thống trị của Zeus. Sau đó, Zeus biết tin có người muốn lật đổ mình và bắt Promete phải khai ra tên người đó, Promete kiên quyết không khai và bị sự hành hạ dã man của Zeus, vị anh hùng vô cùng ý chí và kiên cường trước số phận.
1.2. Đọc hiểu văn bản
1.2.1. Tìm hiểu thêm truyện kể về thần Prô-mê-tê (Prométhée) trong thần thoại Hy Lạp
Truyện kể Prô-mê-tê và loài người thể hiện khát vọng lí giải quá trình tạo nên con người và thế giới các loài động vật. Mỗi loài vật đều được trang bị thứ vũ khí riêng biệt để bảo vệ chính mình còn con người thì được thần linh ưu ái ban tặng thứ vũ khí riêng biệt là “ngọn lửa”.
1.2.2. Chỉ ra đặc điểm tính cách của nhân vật Prô-mê-tê được bộc lộ qua lời thoại của chính nhân vật này
– Prô-mê-tê bị xiềng mang ý nghĩa rằng vị thần ân nhân của loài người không chịu khuất phục trước cường quyền, bạo lực, đã chịu đựng mọi cực hình tàn khốc mà thần Dớt trừng phạt.
– Chàng rất yêu thương con người nên đã lấy cắp ngọn lửa thần mang xuống hạ giới, dạy loài người nhiều mưu mẹo để họ có linh hồn, có trí khôn.
– Prô-mê-tê không biết cúi đầu trước bất kỳ một sức mạnh thù địch nào. Đây là hình tượng mang tính thẩm mỹ cao, kết hợp hài hòa giữa cái hùng, cái cao thượng và cái bi kịch.
Prô-mê-tê bị xiềng trên vách đá
1.2.3. Nêu thông điệp chính của văn bản
Khẳng định rằng cái thiện sẽ luôn thắng cái ác. Chỉ cần con người có ý chí niềm tin và hy vọng thì bạo tàn sẽ chỉ là sự thất bại trước sức mạnh của công lý mà thôi.
1.3. Tổng kết
1.3.1. Về nội dung
Hình ảnh Prô-mê-tê bị xiềng cho ta thấy được một sức mạnh, một sự hiên ngang, một niềm tin, một ý chí chiến đấu không đầu hàng của người anh hùng Prômêtê dẫu bị xiềng xích bị diều hâu hằng ngày đến moi gan, chịu bao nhiêu là cực hình của Dớt nhưng vẫn không chịu khuất phục trước sức mạnh đầy đe dọa đó.
1.3.2. Về nghệ thuật
– Ngôn ngữ kịch điêu luyện, có tính tổng hợp cao.
– Xây dựng nhân vật kịch đặc sắc, khắc họa rõ tính cách, miêu tả đúng tâm trạng qua ngôn ngữ và hành động.