1.1. Tìm hiểu chung
a. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác
– Thư lại dụ Vương Thông là bức thư số 35 trong “Quân Trung từ mệnh tập” được Nguyễn Trãi viết vào tháng 2 năm năm 1947.
b. Thể loại
– Thư.
c. Bố cục
Có thể chia làm ba phần:
– Đoạn 1 (từ đầu … Sao đủ để cùng nói việc binh được?): Nêu lên nguyên lí của người dùng binh là phải hiểu biết thời thế.
– Đoạn 2 (tiếp theo…bại vong đó là sáu!): Phân tích thời và thế của đối phương ở thành Đông Quan.
– Đoạn 3 (phần còn lại): Khuyên hàng, hứa hẹn những điều tốt đẹp, thách đấu và sỉ nhục tướng giặc.
d. Tóm tắt nội dung văn bản
Văn bản nhằm phân tích tình hình khó khăn của nhà Minh vạch rõ nguy cơ bại vong của quân giặc nếu vẫn ngoan cỗ giữ thành chờ viện binh.
1.2. Đọc hiểu văn bản
1.2.1. Mục đích và đối tượng của bức thư
– Mục đích: Dụ Vương Thông và quân sĩ nhà Minh đầu hàng
– Đối tượng: Vương Thông và quân sĩ nhà Minh ở Đại Việt
1.2.2. Sự gian trá, giả dối của quân Minh
– Trước đây bề ngoài thì giả cách giảng hòa, bên trong ngầm mưu gian trá, cứ đào hào đắp lũy, ngồi đợi viện binh, tâm tích không minh bạch, trong ngoài lại khác nhau, sao có thể khiến tôi tin tưởng mà không nghi ngờ cho được.
– Cổ nhân nói: “Bụng dạ người khác ta lường đoán biết”, nghĩa là thế đó. Xưa kia, Tần thôn tính sáu nước, chế ngự bốn phương, mà đức chính không sửa, nên thân mất nước tan.
– Nay Ngô mạnh không bằng Tần, mà hà khắc lại quá, không đầy mấy năm nối nhau mà chết, ấy là mệnh trời, không phải sức người vậy.
1.2.3. Cảnh báo Vương Thông
– Ra hàng, chém lấy đầu Phương Chính, Mã Kỳ đem nộp và được quân dân Đại Việt cho về nước đường hoàng, giữ lễ.
– Nếu không nghe theo giải pháp mà tác giả đưa ra, thì nghĩa quân Lam Sơn sẽ quyết một trận được thua, mà trận chiến ấy phần thua chắc chắn dành cho quân Minh.
1.2.4. Giá trị nội dung, nghệ thuật của bức thư
– Lập luận chặt chẽ. Lập luận bắt đầu từ quan niệm dùng binh là phải biết thời và thế; tiếp theo phân tích thời, thế ở Trung Quốc, thế của quân Vương Thông ở thành Đông Quan, chỉ ra sáu cớ bại vong tất yếu, cuối cùng khuyên quân của Vương Thông về nước sẽ có lợi hơn cả.
– Bức thư không chỉ thuần túy nói lí lẽ mà còn bày tỏ thái độ khinh bỉ, xỉ mắng, vạch mặt quân Minh “trong ngoài bất nhất”, đánh vào niềm hi vọng của chúng ở viện binh. Cuối cùng lại khiêu khích giặc bằng cách sỉ nhục và thách đánh để tỏ uy thế của nghĩa quân Lam Sơn.
– Tác giả không chỉ dùng lí lẽ mà còn vỗ về, hứa hẹn tạo điều kiện cho quân Minh rút lui làm chúng mềm lòng.
1.3. Tổng kết
1.3.1. Về nội dung
– Bức thư thể hiện niềm tin tất thắng và tinh thần yêu chuộng hoà bình của tác giả, cũng là của nhân dân ta. Qua đó giúp người đọc thấy rõ phẩm chất và tài năng của tác giả.
1.3.2. Về nghệ thuật
– Lôgic giữa các đoạn thể hiện mạch lập luận chặt chẽ
– Giàu sức thuyết phục
– Ngôn ngữ đánh thép