1.1. Tìm hiểu chung
1.1.1 Khái quát về nghệ thuật chèo
* Chèo cổ (chèo sân đình) là một loại hình nghệ thuật tổng hợp, kết hợp hài hòa nhiều chất liệu: dân ca, múa dân gian và các loại hình nghệ thuật dân gian khác ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ. Chèo được xem là một hình thức kể chuyện bằng sân khấu, lấy sân khấu và diễn viên làm phương tiện giao lưu với công chúng (không có người kể chuyện như trong truyện). Cũng như kịch nói chung, kịch bản chèo tập trung thể hiện hành động, dẫn dắt xung đột qua ngôn ngữ của nhân vật.
Cần phân biệt giữa kịch bản chèo và sân khấu chèo: Kịch bản chèo là văn bản văn học, được tiếp nhận thông qua hình thức đọc, bao gồm lời thoại của nhân vật và một số chỉ dẫn sân khấu căn bản (ví dụ: “hát sắp”, “nói lệch”,…) Sân khấu chèo là sự hiện thực hóa kịch bản chèo thông qua hoạt động trình diễn, được tiếp nhận bằng hình thức xem và nghe.
* Đặc điểm của chèo cổ thể hiện qua nhiều yếu tố: đề tài, tích truyện, nhân vật, cấu trúc, lời thoại,…
– Đề tài: Chèo cổ thường xoay quanh vấn đề giáo dục cách sống, cách ứng xử giữa người với người theo quan điểm đạo lí dân gian hoặc theo tư tưởng Nho giáo.
– Tích truyện là chất liệu xây dựng nên cốt truyện của chèo. Thường là các nhân vật, hành động, sự việc có sẵn trong kho tàng truyện cổ dân gian hoặc trong dã sử được khai thác và tổ chức lại theo nguyên tắc kịch hay xung đột. Từ các tích truyện này, các tác giả kịch bản – thường là giới nho sĩ – viết thành kịch bản chèo để truyền bá những tín điều của tư tưởng Nho giáo. Tuy nhiên, qua quá trình ứng tác, biểu diễn, nhiều chủ đề truyền thống bị làm mờ đi, nhường chỗ cho những khát vọng nhân bản hơn, vượt ra ngoài giáo lí Nho học truyền thống.
– Nhân vật: Các loạt hình nhân vật phổ biến của chèo bao gồm kép, đào, hề, mụ, lão. Kép (nam chính) thường là các sĩ tử chân chính, hiếu học; đào (nữ chính) bao hồm đào thương (những người phụ nữ trung trinh tiết liệt), đào lệch hay còn gọi là đào lẳng (những người phụ nữ nổi loạn, đi ngược lại quan điểm đạo đức phong kiến), đào pha (trung gian giữa hai loại vai đào thương và đào lệch); hề (nhân vật hài hước, gây cười); mụ (nhân vật nữ lớn tuổi); lão (nhân vật nam lớn tuổi). Nhân vật trong chèo thường mang tính ước lệ với tình cách không thay đổi.
– Cấu trúc: Cũng như các loại hình sân khấu khác, cấu trúc của một vở chèo bao gồm nhiều màn và cảnh, mỗi màn và cảnh thường xảy ra trong một khung thời gian và không gian khác nhau. Mỗi cảnh đóng vai trò như một bộ phận kiến tạo nên các giai đoạn của cốt truyện: khai mở, thắt nút, đỉnh điểm, mở nút.
– Lời thoại: Trong chèo không có lời người kể chuyện, chỉ có các lời thoại. Lời thoại đảm nhiệm mọi vai trò: dẫn sắt xung đột, diễn tả hành động, khắc họa nhân vật, bối cảnh (không gian, thời gian), đồng thời gián tiếp thể hiện tình cảm của tác giả dân gian.
– Lời thoạt trong chèo cổ bao gồm lời thoại của nhân vật và tiếng đế. Lời thoại của nhân vật thường có các hình thức: đối thoại (lời các nhân vật nói với nhau), độc thoại (lời nhân vật nói với chính mình), bàng thoại (lời nhân vật nói với khán giải). Tiếng đế là lời đại diện khán giả chen vào, đệm vào lời của nhân vật dưới dạng câu hỏi hoặc bình luận ngắn, chủ yếu để kích thích nhân vật bộc lộ khi diễn.
– Về hình thức, lời thoại của nhân vật trong chèo bao gồm lời nói, lời hát-nói (tức nói theo âm điệu) và lời hát (theo các làn điệu dân ca).
1.1.2. Chèo Quan Âm Thị Kính
– Quan Âm Thị Kính là một trong bảy vở chèo cổ đầu tiên của nghệ thuật sân khấu chèo Việt Nam, ra đời khoảng thế kỉ 17, được thay đổi mạnh mẽ về cấu trúc, nội dung, tư tưởng, hình thức nghệ thuật,… vào thế kỉ 20.
– Nội dung chính: Thiện Sĩ, con của Sùng Ông, Sùng Bà, kết duyên cùng Thị Kính, con gái của Mãng Ông. Một đêm, Thị Kính ngồi khâu, chồng đọc sách rồi thiu thiu ngủ bên cạnh, Thị Kính thấy chồng có sợi râu mọc ngược nên cầm dao toan xén đi. Thiện Sĩ giật mình, vội hô hoán lên, cha mẹ chồng chạy vào, đổ cho nàng có ý định giết chồng và đuổi Thị Kính về nhà bố mẹ đẻ. Thị Kính giả trai, vào tu ở chùa Vân Tự, được thầy đặt pháp danh là Kính Tâm. Thị Màu, con gái phú ông vốn lẳng lơ, ve vãn Kính Tâm không được, Thị Mầu có thai với Nô – người ở nhà phú ông. Bị làng bắt vạ, thị đổ cho Tiểu Kính, Kính Tâm bị đuổi ra tam quan, Thị Mầu đem con bỏ cho Kính Tâm. Tiểu Kính hàng ngày đi xin sữa để nuôi con của Thị Mầu. Sau ba năm, Tiểu Kính để lại thư kể rõ sự tình rồi mất. Sư cụ cùng mọi người lập đàn giải oan cho Kính Tâm để nàng được siêu thoát.
– Vở chèo mang nhiều giá trị đối với những nghệ thuật tinh hoa truyền thống của dân tộc Việt và có nhiều bài học ý nghĩa đối với cuộc sống con người.
Trích cảnh vở chèo Quan Âm Thị Kính
1.2.3. Đoạn trích Thị Màu lên chùa
a. Xuất xứ
– Trích trong vở chèo “ Quan Âm Thị Kính”
b. Thể loại
– Chèo.
c. Bố cục
Có thể chia làm 2 phần:
– Phần 1: ( từ đầu… có ai như mày không): Thị Mầu đi lên chùa
– Phần 2: (còn lại): Tính cách, đặc điểm Thị Kính
d. Tóm tắt nội dung văn bản
Sau nỗi oan khuất của bản thân. Thị Kính – nàng nghĩ thương thân xót phận đành thay dạng nam nhi, xin vào chùa đi tu, được Sư Cụ nhận lời, đặt cho hiệu là Kính Tâm. Thị Mầu con gái phú ông vốn lẳng lơ trong làng thấy Kính Tâm đẹp người tốt nết, liền tìm mọi cách dụ Kính Tâm nhưng bị cự tuyệt.
1.2. Đọc hiểu văn bản
1.2.1. Nhân vật Thị Mầu
* Lời nói:
– “Đây rồi nhé”
– “Phải gió ở đâu! Chạy từ bao giờ rồi!”
– “Lẳng lơ đây cũng chẳng mòn”
—> Phóng khoáng, táo bạo, khác biệt với hình ảnh người phụ nữ truyền thống xưa.
* Quan niệm về tình yêu:
– Qua lời thoại của Thị Mầu, có thể thấy nhân vật này khá phóng khoáng, tự do suy nghĩ về tình yêu. Thị Mầu nghĩ rằng chỉ cần là mong nhớ, tương tư về người ta là mình có thể tư do đến bên người đó, không ngại quy giáo, lễ nghĩa. Là duyên thì mình đến ”Phải duyên thời lấy/ Chớ nghe họ hàng”
* Nét đặc sắc, nổi bật:
– Nhân vật này có thể nói là mang một nét mới lạ so với hình ảnh người phụ nữ truyền thống.
– Thị Mầu đi ngược hăn với đạo lí, lễ nghĩa ngày xưa, thể hiện cái tôi rất mạnh.
– Điều này đã gây ấn tượng không nhỏ đến những người biết đến vở chèo
1.2.2. Nhân vật chú tiểu
* Ngoại hình:
– Đẹp như sao băng
– Cổ cao ba ngấn, lông mày nét ngang
* Lời nói:
– “A di đà Phật! Cô cho tôi biết tên để ghi vào lòng sớ”
– “A di đà Phật”
– “Một nén cũng biên”
– “Một đồng cũng kể”
– “Ngẫm oan trái nhiều phen muốn khóc”
–> Trầm ổn, dịu dàng, hơi buồn, hình ảnh đậm vẻ truyền thống của người phụ nữ thời phong kiến dù đã quy y cửa Phật.
* Tính cách:
– Kiệm lời, không muốn nói chuyện nhiều với Thị Mầu, luôn tránh né.
1.3. Tổng kết
1.3.1. Về nội dung
Đoạn trích thể hiện thành công hình ảnh Thị Mầu với tính cách lẳng lơ, buông thả, cho thấy đặc trưng của nhân vật này qua lời nói, cử chỉ và hành động đối với tiểu Kính Tâm. Qua đó cho thấy niềm cảm thông, thương cảm với thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ và ngợi ca trân trọng những phẩm chất tốt đẹp của họ.
1.3.2. Về nghệ thuật
– Nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình
– Tình huống truyện đặc sắc lôi cuốn hấp dẫn