1.1. Tìm hiểu chung
1.1.1. Tác giả Uy-li-am Sêch-xpia
– Uy-li-am Sêch-xpia (1564-1616) là nhà viết kịch thiên tài của nước Anh và của nhân loại thời Phục hưng.
– Sếch-xpia sinh tại thị trấn Xtra- phốt thuộc miền Tây Nam nước Anh với khung cảnh thiên nhiên thanh tú, những câu chuyện và bài hát dân gian sinh động, tươi tắn.
– Từ năm 1654-1612 các vở kịch của ông giữ vị trí thống trị kịch trường Anh.
– Sự nghiệp biên kịch vĩ đại của ông rất đồ sộ, phong phú: 37 vở hài kịch, bi kịch, chính kịch bằng thơ xen văn xuôi, trong đó có những vở thành kiệt tác: Hăm –lét; Ô-ten-lô; Vua Lia; Người lái buôn thành Vơ-ni-dơ; Giấc mộng đêm hè; 12 chiếc ghê; Xê-da…
– Đặc điểm nghệ thuật: Các tác phẩm của ông chủ yếu là hài kịch và kịch lịch sử, ông viết một cách rất tinh tế của nghệ thuật từ những năm cuối thế kỉ XVI, ông có phong cách nghệ thuật riêng trong sáng tác hài kịch của mình, riêng biệt và không giống với nghệ sĩ khác.
Đại văn hào nước Anh: Uy-li-am Sếch-xpia (1564-1616)
1.1.2. Tác phẩm
a. Thể loại: Tác phẩm thuộc thể loại bi kịch.
b. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:
Trích từ vở Rô-mê-ô và Giu-li-ét, in trong Tuyển tập tác phẩm William Shakespeare, Đặng Thế Bính dịch.
c. Bố cục:
– Hồi II, cảnh II: Gặp gỡ (Thề nguyền).
– Hồi III, cảnh V: Chia tay (Vĩnh biệt).
d. Tóm tắt tác phẩm:
Trích đoạn từ tác phẩm kinh điển “Thề nguyền và vĩnh biệt” của William Shakespeare là một trong những phân cảnh đầy cảm xúc và ý nghĩa. Nó tập trung vào cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa hai nhân vật chính, Rô-mê-ô và Giu-li-êt, và nhấn mạnh tình yêu đôi này đã thắt chặt sự liên kết giữa họ, thậm chí khi mọi thứ xung quanh họ đều đe dọa. Trong bữa họp mặt này, Rô-mê-ô và Giu-li-êt bị cuốn hút ngay từ cái nhìn đầu tiên. Tình yêu của họ đã vượt qua mọi giới hạn xã hội, chính trị và gia đình. Điều này làm nổi bật sự mạnh mẽ và sâu sắc của tình yêu đôi này, khi họ sẵn sàng thề nguyền và hy sinh tất cả để ở bên nhau. Cuộc gặp gỡ này đã làm cho Rô-mê-ô và Giu-li-êt quyết định đối mặt với những thách thức mà gia đình và xã hội đặt ra, và họ quyết tâm vượt qua mọi trở ngại để tiến tới với tình yêu của mình. Đây là một tình yêu đích thực, không bị giới hạn bởi tuổi tác, địa vị xã hội hay quá khứ gia đình. Tác phẩm này đưa ra một thông điệp về tình yêu không giới hạn, vượt qua mọi rào cản và thử thách. Đó là một thông điệp về sức mạnh của tình yêu, sẵn sàng hy sinh và thề nguyền để bảo vệ nó. Cảnh này là một điểm quan trọng trong câu chuyện, vì nó xác định hành trình của hai nhân vật chính và tạo nên nền móng cho tất cả những gì sẽ xảy ra sau này.
1.2. Đọc hiểu văn bản
1.2.1.Hồi II, cảnh II: Thề nguyền (Gặp gỡ)
a. Lời thoại và tâm trạng của Rô-mê-ô
* Lời độc thoại:
– Vượt tường vào nhà Giu-li-ét: Bất chấp sự hiểm nguy, liều lĩnh, táo bạo, mãnh liệt.
– Thể hiện sự ngưỡng mộ của mình: ví Giu-li-ét như mặt trời, đôi mắt – vì sao, gò má – ánh sáng ban ngày… → Trái tim yêu chân thành đằm thắm.
– Dùng nhiều thán từ bộc lộ cảm xúc:
+ “Ôi”- choáng ngợp, say đắm.
+ “Ước gì ta là chiếc bao tay… mơn trớn gò má ấy” – tình yêu cuồng nhiệt làm nảy sinh khao khát chinh phục, gần gũi ở Rô-me-ô
* Lời đối thoại:
– Sẵn sàng từ bỏ họ tên của mình
– Vượt qua bức tường cao và sự nguy hiểm nhờ đôi cánh của tình yêu
– “Em nhìn tôi âu yến là tôi chẳng ngại lòng hận thù”….
→ Sức mạnh tình yêu vượt lên trên mọi nỗi sợ hãi vì “cái gì tình yêu có thể làm là tình yêu dám làm”
→ Rô-me-ô là chàng trai mạnh mẽ, dũng cảm, dám vượt lên mọi trở ngại để được sống thật với cảm xúc, sự rung động của trái tim.
* Tâm trạng của Rô-me-ô:
Tình cảm chân thành, dù ngôn ngữ có vẻ khoa trương và khuôn sáo, thể hiện trái tim trẻ đang yêu nồng nàn, say đắm, lần đầu được chiêm ngưỡng người mình yêu- thiên thần hạnh phúc của mình, tìm mọi cách, mọi lời có cánh để biểu hiện lòng mình chủ động và đầy đam mê.
Một cảnh trong phim Rô-mê-ô và Giu-li-ét
b. Lời thoại và tâm trạng của Giu-li-ét
* Lời độc thoại:
– Hai tiếng “Ối chao” thốt lên khi nhìn xuống vườn, thấy Rô-mê-ô, chàng trai vừa gặp đã làm nảy sinh tình yêu sét đánh. Nàng ngạc nhiên, lo lắng, lúng túng, hàm chứa tiếng thở dài lo âu vì chợt nhớ đến hận thù hai họ; cũng chưa thật hiểu chàng đến đây để làm gì? Liệu chàng có thật yêu mình không?
– Sự thù hận của hai dòng họ cứ ám ảnh cả hai người trong suốt cuộc đối thoại (Rô-mê-ô: 3 lần; Giu-li-ét: 5 lần): Tôi thù ghét cái tên của tôi; chẳng phải Rô-mê-ô, chẳng phải Mông-ta-ghiu; Từ nay tôi sẽ không bao giờ còn là Rô-mê-ô nữa;Chàng hãy khước từ cha chàng và từ chối dòng họ đi; chỉ có tên họ chàng là thù địch với em thôi, nơi tử, địa; họ mà bắt gặp anh…
– Giu-li-ét khẳng định chỉ có sự thù hận của hai dòng họ, tình yêu của hai người không đột với hận thù ấy. Đây là quyết tâm xây đắp tình yêu của hai người.
– Hình ảnh thiên nhiên (âm thanh tiếng chim) không phải để khơi dậy hay khoét sâu hận thù mà chỉ để vượt lên trên hận thù, bất chấp hận thù. Cả hai đều ý thức được sự thù hận, song nỗi lo chung của cả hai là lo cho họ không được yêu nhau, không có được tình yêu của nhau.
* Lời đối thoại:
– Khi nói với Rô-me-ô:
+ Vừa ngạc nhiên, vừa lo lắng vì sự xuất hiện của Rô-mê-ô
+ Thật sự lo sợ cho tính mạng của chàng
+ Kín đáo chấp nhận tình yêu của Rô-me-ô
→ Giu-li-et là thiếu nữ chân thành, trong sáng, đón nhận tình yêu, bất chấp sự hận thù của hai dòng họ. Đó là khát vọng được sống thật với con người của mình.
* Tâm trạng của Giu-li-ét:
– Giu-li-et khẳng định tình yêu tha thiết, mãnh liệt và chân thành, trong sáng dành cho Rô-me-ô
-Tâm trạng của Giu-li-ét không đơn giản như tâm trạng của Rô-mê-ô. Vì nàng là gái, yếu đuối hơn, dễ bị hoàn cảnh tác động hơn.
c. Ý nghĩa của những lời thoại:
– Những rào cản, khó khăn của mối thù truyền kiếp không thể ngáng trở tình yêu tha thiết, sâu đậm, chân thành của họ dành cho nhau. Vì tình yêu mà cả hai đều ghét bỏ chính tên họ của mình và sẵn sáng đổi nó để theo đuổi tình yêu
– Tình yêu chưa xung đột với thù hận mà chỉ diễn ra trên nền thù hận. Thù hận được nhắc tới không phải để khơi dạy, khoét sâu mâu thuẫn của 2 dòng họ mà chỉ để hướng tới cổ vũ sức mạnh để đôi bạn trẻ vững tin bước qua. Thù hận đã bị đẩy lùi, chỉ con tình người bao la, phù hợp với lý tưởng nhân văn.
1.2.2. Hồi 3, cảnh V: Vĩnh biệt (Chia ly)
a. Nhân vật Giu-li-et:
– Muốn níu kéo người yêu ở lại (Anh đi ư? Trời còn lâu mới sáng. Anh ơi, anh cứ tin lời em nói).
– Khi trời sáng: giọng điệu thúc giục, vội vàng, hoảng hốt ( Trời sáng rồi, trời sáng rồi! Anh ơi, đi đi, đi ngay đi; Anh ơi, anh đi đi. Trời mỗi lúc một sáng).
– Cách cảm nhận của Giu-li-ét về tiếng chim sơn ca: nàng phủ nhận âm thanh êm ái, thánh thót vốn có của loài chim sơn ca. →dự báo sự chia lìa, xa cách mà k biết hẹn ngày trở lại.
– Trong lời thoại của Giu-li-ét chứa đựng nhiều mâu thuẫn:
+ Giữa 1 bên là hiện thực tàn khốc, nghiệt ngã không thể thay đổi khi Rô-me-ô phải ra đi “em nhìn thấy anh đứng dưới đấy như thây ma nằm dưới mồ…”
+ Một bên luôn mong muốn, khát khao được sống mãi trong tình yêu “anh ơi có bao giờ chúng ta lại được gặp nhau nữa không?”
– Tâm trạng:
→ Sự đau đớn, mâu thuẫn giằng xé, bi quan trước hiện thực nghiệt ngã, phũ phàng. Nhưng dù có xa cách, chia lìa trong đau đớn thì Giu-li-et vẫn luôn hi vọng, khát khao, có niềm tin vào tình yêu vĩnh cửu.
b. Nhân vật Rô-me-ô:
– Khát khao, hy vọng, mong muốn thiết tha, quyết tâm ở lại không muốn rời xa tình yêu “anh tha thiết muốn ở lại nơi đây, chẳng còn lòng nào cất bước”.
–“Nhất định là sẽ có. Một ngày kia chúng ta sẽ ngồi bên nhau…ôn lại những nỗi ngậm ngùi ngày hôm nay”.
– Trong lời thoài của Rô-mê-ô có sự tương phản giữa ánh sáng và bóng tối rõ rệt. Ánh sáng của ban ngày cũng chính là báo hiệu tương lai đầy u ám, đen tối. Bởi khi mặt trời lên là lúc Rô-mê-ô phải giã từ Giu-li-et để đi đày. Đó là một tương lai đầy thê thảm, mịt mù ở phía trước. Bi kịch, xung đột trong nhân vật thể hiện giữa một bên là hi vọng về tương lai tình yêu viên mãn hạnh phúc với một bên là đau xót khi phải chia tay người yêu
– Tâm trạng: lo âu, bất an, tiếc nuối. Nhưng ẩn sâu là trái tim luôn tràn đầy niềm tin, khát khao và hy vọng.
1.2.3. Tiểu kết
* Tính chất bi kịch của đoạn trích:
– Hồi 2, cảnh II: âm hưởng chính là sự chiến thắng của tình yêu trước mọi vật cản (hữu hình là bức tường, vô hình là sự thù hận của 2 dòng họ)
– Hồi 3, cảnh V: âm hưởng chính là sự chiến bại của tình yêu trước số phận và tai ương. Luôn có dấu hiệu báo trước cái chết và bi kịch.
* Chủ đề của đoạn trích:
– Ca ngợi tình yêu tự do, khát vọng yêu đương trong sự đối đầu của nó với thù hận và với những luật lệ hà khắc của xã hội phong kiến.
– Sức vươn dạy qua hoàn cảnh trói buộc, đe dọa để có được tình yêu, hạnh phúc của con người.
1.3. Tổng kết
1.3.1. Về nội dung
– Khẳng định tình yêu trong sáng và chân thành của hai nhân vật chính.
– Ca ngợi tình yêu con người là một nội dung của chủ nghĩa nhân văn.
– Mối tình của họ khẳng định sức sống vươn dậy trên mọi hoàn cảnh của con người. Mối tình đó cũng là lời kết án đanh thép, tố cáo thành kiến phong kiến, nguyên nhân thù hận của tình người, của chủ nghĩa nhân văn.
1.3.2. Về nghệ thuật
– Xây dựng tình huống: là bối cảnh không gian và thời gian tinh tế, hợp lý với cuộc trò chuyện của hai nhân vật, làm nổi bật tính chất của bi kịch tình yêu nam nữ.
– Ngôn ngữ kịch: Sử dụng các lời thoại linh hoạt, cách nói, lối nói hồn nhiên của hai nhân vật, cách sử dụng lối nói của nhau để xóa đi sự ngăn cách mà hận thù tạo ra.
– Hành động kịch: Đẩy các tình tiết đến cao trào và xung đột của kịch…
– Tính chất bi kịch: bức tường cao chia cắt hai nhân vật (tả thực và tượng trưng)-) xung đột giữa khát vọng cao đẹp của nhân vật với đời sống thực tiễn của xã hội (sự hận thù giữa hai dòng họ).
– Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật: đặc biệt thành công ở những đoạn độc thoại nội tâm..