1.1. Yêu cầu
– Xác định được vấn đề cần thảo luận, tranh luận.
– Đưa ra được ý kiến, quan điểm của cá nhân khi tham gia thảo luận về vấn đề.
– Biết tranh luận với các ý kiến, quan điểm khác để bảo vệ ý kiến, quan điểm của mình.
– Tôn trọng người đối thoại, có tinh thần cầu thị, lắng nghe; biết chấp nhận những ý kiến, quan điểm hợp lí, xác đáng.
1.2. Cách làm
1.2.1. Chuẩn bị thảo luận, tranh luận
– Lựa chọn đề tài: Mỗi cá nhân đề xuất một vấn đề trong đời sống mà mình quan tâm, nhóm hoặc lớp trao đổi để thống nhất việc chọn vấn đề cần thảo luận, tranh luận.
– Tìm ý và sắp xếp ý: Cần nêu một số câu hỏi và tự trả lời để từ đó tiến hành tìm ý, sắp xếp ý.
1.2.2. Thực hành thảo luận, tranh luận
Để thảo luận, tranh luận, nhóm hoặc lớp cần cử một người chủ trì. Cuộc thảo luận, tranh luận được tiến hành theo các bước sau:
– Người chủ trì nêu lại vấn đề đời sống đã được thống nhất trước để làm đề tài cho cuộc thảo luận, tranh luận.
– Căn cứ vào tín hiệu đăng kí phát biểu của các thành viên, người chủ trì lần lượt chỉ định từng người trình bày ý kiến.
– Người phát biểu đầu tiên phải thể hiện rõ quan điểm về vấn đề hoặc một khía cạnh nào đó của vấn đề.
– Các ý kiến thảo luận, tranh luận cần tập trung vào trọng tâm của vấn đề, tránh lạc hướng; huy động lí lẽ và bằng chứng cụ thể, xác thực để củng cố quan điểm của mình.
Xem thêm quy trình trình bày ý kiến, đánh giá, bình luận về một vấn đề xã hội: