1.1. Tìm hiểu chung
1.1.1. Tác giả
– Nhà văn Phong Điệp (sinh năm 1976) tên thật là Phạm Thị Phong Điệp. Bà sinh tại Nam Định.
– Phong ĐIệp chủ yếu viết về thể loại truyện ngắn, ít cảm xúc nghệ sĩ, giống với chất đời thực của chị, luôn quan sát những cái nhìn khách quan bên ngoài cuộc sống
– Những truyện bà viết hay, dễ hiểu câu văn tinh tế đôi khi đơn giản và ngắn gọn, chủ yếu vào các vấn đề chính.
– Chủ yếu các sáng tác của bà về thể loại truyện, truyện ngắn, truyện dài,…
Nhà văn Phong Điệp
1.1.2. Tác phẩm
a. Thể loại: Tác phẩm thuộc thể loại truyện ngắn.
b. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:
In trong tập truyện ngắn Kẻ dự phần năm 2008.
c. Bố cục:
– Phần 1: Đoạn 1 – Giới thiệu nhân vật Phan và hoàn cảnh gia đình chủ nhà sống trên tầng hai.
– Phần 2: Đoạn 2,3,4: Cuộc sống của gia đình chủ nhà trên tầng hai qua cái nhìn của nhân vật Phan.
– Phần 3: Đoạn 5 – Sự nhận thức về hạnh phúc và nỗi nhớ về gia đình của Phan.
d. Tóm tắt tác phẩm:
Tác phẩm Tầng hai kể về nhân vật Phan – nhân vật xuyên suốt tác phẩm. Phan đang sống ở một căn phòng cho thuê ở tầng một. Cuộc sống của cô thường xuyên quay cuồng trong công việc, phải đi sớm về muộn. Chính vì cái cuộc sống có phần đơn điệu và tẻ nhạt này, khiến cô bắt đầu để ý đến cuộc sống của các thành viên trong gia đình trên tầng hai. Đó là một gia đình gồm ba người, người mẹ và người con trai con dâu của mình. Phan chỉ nghe những âm thanh và đoán xem những người trên đó đang làm gì. Đối với Phan, cô đã rất lâu rồi không nhớ về gia đình của mình, cô chỉ biết liều mình làm việc để trở nên thật giàu có. Chính vì thế đột nhiên nghe thấy những âm thanh của cuộc sống vang vọng trên tầng hai, lại làm cho tâm trạng của cô trùng xuống. Cô càng ngày càng tò mò hơn về cuộc sống của gia đình trên tầng hai, nên cô đã quyết định lên trên đó xem thử. Khi tận mắt nhìn thấy, Phan lại nhớ đến khung cảnh gia đình của mình, có hình ảnh của mẹ dậy sớm nấu cơm cho cả nhà, có chị cả đang trêu cô và còn rất nhiều hình ảnh khác nữa. Đó là những hình ảnh mà rất lâu rồi Phan không nhớ đến và cô chợt nhận ra đó mới là thứ hạnh phúc giản dị mà cô đã quên.
1.2. Đọc hiểu văn bản
1.2.1.Tình huống truyện
Phan – một cô gái để bám trụ trên thành phố làm việc cô đã thuê phòng ở một ngôi nhà hai tầng màu xanh biển nằm quay lưng lưng ra công viên của một gia đình ba người. Từ đây cô luôn theo dõi cuộc sống của họ trên tầng hai. Cô nhận thấy cuộc sống của cô đối lập với gia đình ba người bên trên. Tình huống truyện đời thường từ đó bộc lộ những suy nghĩa cảm xúc của nhân vật.
Ngôi nhà ở tầng hai vào đêm khuya
1.2.2. Bối cảnh
– Không gian: Hẹp xoay quanh ngôi nhà hai tầng.
– Thời gian: Chủ yếu là đêm khuya.
1.2.3. Nhân vật Phan
a. Giới thiệu nhân vật:
– Lai lịch: Phan – một cô gái bám trụ tại thành phố mong có được một cuộc sống tốt đẹp
– Công việc: Nhân viên phòng Tiếp thị – Thị trường
– Cuộc sống:
+ Sáng đi làm sớm còn tối về thì bản tin cuối ngày đang phát
+ Khi về muộn sợ ảnh hưởng đến mọi người cô thường se sẽ tắt máy từ ngoài ngõ; thận trọng mở vòi nước, xòe tay đỡ dòng nước khỏi tạo nên những âm thanh quá chói gắt.
+ Lúc nào trước khi đi ngủ trong đầu cũng chỉ là những lập trình sẵn về công việc và những việc mình phải làm vào ngày mai.
=> Phan là một cô gái với cuộc sống tẻ nhạt, cô đơn. Đồng thời, qua hành động thận trọng mở vòi nước vào đêm khuya của cô, chúng ta thấy cô là một cô sống nội tâm và có chút rụt rè, không muốn gây phiền toái cho ai
b. Cảm nhận của Phan về cuộc sống ở tầng hai:
– Thành viên:
+ Người mẹ ngoài 60 là cựu thanh niên xung phong.
+ Con trai làm ở xưởng in.
+ Con dâu làm công nhân.
=> Con người bình thường trong cuộc sống.
– Cuộc sống sinh hoạt: Phan quan sát lắng nghe những âm thanh của tầng trên.
+ Người mẹ hiền từ, luôn động viên và bảo vệ người con dâu của mình.
+ Người con dâu thì như một cô vợ nhỏ, lúc thì giận dỗi chồng, lúc thì lại yêu thương cười nói nhưng cô rất là quan tâm mẹ của mình.
+ Người chồng thì hiện lên không phải là người chồng quá mẫu mực nhưng vẫn rất yêu thương mẹ và vợ.
=> Tất cả diễn ra trong căn phòng chật hẹp chỉ đặt được hai chiếc đệm, tủ. Khung cảnh gia đình ba người rất bình thường như bao gia đình khác, nhưng người đọc có thể cảm nhận được cái bình dị, cái quan tâm của các thành viên trong gia đình dành cho nhau.
c. Thông điệp của tác giả qua tác phẩm:
– Truyện ngắn Tầng hai đã vẽ ra hai cuộc sống đối lập, giữa một bên là sự cô đơn, vội vã với cuộc sống hàng ngày và một bên là bức tranh gia đình đơn giản, ấm áp.
– Giá trị triết lý về cuộc sống về hạnh phúc: Con người ta cứ mải mê tìm kiếm, theo đuổi hạnh phúc ở những điều xa với, có mấy ai nhận ra, hạnh phúc không phải cái gì lớn lao, mà nó ở ngay bên cạnh chúng ta. Đó là gia định êm ấm, hạnh phúc.
1.3. Tổng kết
1.3.1. Về nội dung
Tác phẩm Tầng hai là một tác phẩm kể xoay quanh nhân vật Phan, và câu chuyện kể về lối sống của các thành viên trong một căn nhà cho thuê. Qua đó là những suy nghĩ về triết lý cuộc sống.
1.3.2. Về nghệ thuật
– Cốt truyện nhẹ nhàng, đời thường.
– Nhân vật không có cá tính phức tạp, đơn giản.
– Từ ngữ giản dị, chân thực.