Kho tàng tài liệu học tập phong phú.

Tác gia Nguyễn Trãi – Ngữ văn 10 Tập 2 Kết Nối Tri Thức

1.1. Tìm hiểu chung

1.1.1. Văn học trung đại Việt Nam

– Văn học trung đại Việt Nam hình thành, phát triển trong khoảng thời gian từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX, trong thời kì phong kiến.

– Gồm hai bộ phận văn học viết bằng chữ Hán và văn học viết bảng chữ Nôm.

– Có liên hệ mật thiết với nguồn mạch văn học dân gian, đồng thời tiếp thu một cách chọn lọc, sáng tạo tinh hoa của nhiều nền văn học trong khu vực, đặc biệt là văn học cổ điển Trung Hoa.

– Thể hiện rõ tinh thần yêu nước và đề cao các giá trị nhân văn, nhân đạo.

– Tính quy phạm được xem là đặc trưng nổi bật nhất trong văn học trung đại, theo đó, sáng tác văn học phải tuân theo những quy định chặt chẽ, có tính khuôn mẫu.

1.1.2. Tác giả văn học trung đại Việt Nam

– Nền văn học trung đại Việt Nam được tạo dựng bởi các thế hệ tri thức giàu ý thức tự tôn dân tộc.

– Tác giả văn học trung đại Việt Nam hấp thụ tinh hoa văn hoá dân gian của người Việt và tiếp nhận ảnh hưởng của các hệ tư tưởng Nho, Phật, Đạo theo xu hướng dân tộc hoá.

– Nhiều tác giả là anh hùng dân tộc có đóng góp to lớn cho sự nghiệp dựng nước và giữ nước.

1.1.3. Bố cục

– Phần 1: (Mục I) Tiểu sử Nguyễn Trãi

– Phần 2: (Mục II) Sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Trãi

1.2. Đọc hiểu văn bản

1.2.1. Tiểu sử Nguyễn Trãi

– Nguyễn Trãi sinh năm 1380, mất năm 1442, hiệu là Ức Trai, quê ở làng Chi Ngại (Chi Linh, Hải Dương) sau rời về Nhị Khê (Thường Tín, Hà Tây, nay thuộc Hà Nội)

Tác giả Nguyễn Trãi (1380 – 1442)

– Gia đình: Nguyễn Trãi sinh ra trong một gia đình cả bên nội và bên ngoại đều có hai truyền thống lớn là yêu nước và văn hóa, văn học. Chính điều này đã tạo điều kiện cho Nguyễn Trãi được tiếp xúc và thấu hiểu tư tưởng chính trị của Nho giáo.

– Con người:

    + Nguyễn Trãi mồ côi mẹ từ lúc 5 tuổi.

    + Năm 1400, đỗ Thái học sinh và cùng cha làm quan dưới triều Hồ

    + Năm 1407, giặc Minh cướp nước ta, Nguyễn Trãi theo Lê Lợi tham gia khởi nghĩa và góp phần to lớn vào chiến thắng vẻ vang của dân tộc.

    + Cuối năm 1427, đầu năm 1428, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng, Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi viết Bình Ngô đại cáo và hăng hái tham gia vào công cuộc xây dựng lại đất nước

    + Năm 1439, Nguyễn Trãi xin về ở ẩn tại Côn Sơn

    + Năm 1440, ông được Lê Thái Tông mời ra giúp nước

    + Năm 1442, Nguyễn Trãi chịu oan án Lệ Chi viên và bị khép vào tội “tru di tam tộc”.

    + 1464, Lê Thánh Tông minh oan cho Nguyễn Trãi và cho sưu tầm lại thơ văn của ông.

– Thời đại: Nguyễn Trãi sống trong thời đại xã hội nhiều biến động, loạn lạc – mâu thuẫn nội bộ trong triều đình phong kiến, đất nước có giặc ngoại xâm, đời sống nhân dân cơ cực và các cuộc khởi nghĩa của nhân dân nổ ra khắp nơi…điều này đã hướng ngòi bút của ông hướng tới hiện thực đời sống.

1.2.2. Sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Trãi

a. Nội dung văn thơ

Sự nghiệp sáng tác: Nguyễn Trãi là tác giả xuất sắc về nhiều thể loại văn học, bao gồm cả chữ Hán và chữ Nôm

– Sáng tác viết bằng chữ Hán: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Ức Trai thi tập, Chí Linh sơn phú, Băng Hồ di sự lục, Lam Sơn thực lục, Văn bia Vĩnh Lăng, Văn loại.

– Sáng tác viết bằng chữ Nôm: Quốc âm thi tập gồm 254 bài thơ viết theo thể Đường luật hoặc Đường luật xen lục ngôn.

– Ngoài sáng tác văn học, Nguyễn Trãi còn để lại cuốn Dư địa chí, một bộ sách địa lí cổ nhất Việt Nam.

b. Đặc điểm nghệ thuật

Thơ văn Nguyễn Trãi kết tinh nhiều thành tựu nghệ thuật đặc sắc; góp phần quan trọng vào sự phát triển, hoàn thiện một số thể loại văn học trung đại Việt Nam: văn chính luận, thơ chữ Hán và thơ chữ Nôm:

– Văn chính luận của Nguyễn Trãi, đặc biệt là những thư từ bút chiến, văn kiện ngoại giao với nhà Minh luôn đạt đến trình độ mẫu mực, sự kết hợp giữa lí lẽ sắc bén với dẫn chứng xác đáng cách lập luận và bố cục chặt chẽ; ngôn ngữ hàm súc, kết hợp nhiều phong cách ngôn ngữ và nhiều phương thức biểu đạt, giọng điệu truyền cảm.

– Thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi hầu hết được sáng tác bằng các thể thơ Đường luật, đạt tới sự nhuần nhuyễn, điêu luyện ngôn ngữ có đúc, nghệ thuật tả cảnh, tả tình tinh tế, tài hoa. Nghệ thuật trữ tình vẫn mang nét trang nhã, hàm sú ý tại ngôn ngoại” của thơ cổ phương Đông nhưng không theo hướng cầu kì, khuôn thực.

– Thơ chữ Nôm của Nguyễn Trãi được đánh giá là đỉnh cao của dòng thơ quốc âm (tiếng Việt) thời trung đại.

1.3. Tổng kết

1.3.1. Về nội dung

Văn bản nhằm khái quát những nét khái quá về cuộc đời và sự nghiệp của tác gia Nguyễn Trãi, đồng thời ca ngợi những đóng góp quan trọng của tác giả trong nền văn hoá dân tộc.

1.3.2. Về nghệ thuật

– Lời văn rõ ràng, rành mạch

– Cách trình bày luận điểm rõ ràng

– Lời văn súc tích, dễ hiểu