2.1. Tạo giống thuần dựa trên nguồn biến dị tổ hợp
a. Nguồn vật liệu chọn giống
– Biến dị tổ hợp
– Đột biến
– ADN tái tổ hợp
b. Cơ chế tạo dòng thuần dựa trên nguồn biến dị tổ hợp
– Chọn giống từ nguồn biến dị tổ hợp:
+ Tạo dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau
+ Lai giống để tạo ra các tổ hợp gen khác nhau
+ Chọn lọc ra những tổ hợp gen mong muốn
+ Những tổ hợp gen mong muốn sẽ cho tự thụ phấn hoặc giao phối gần để ” các dòng thuần
– Ví dụ: sơ đồ lai minh hoạ quá trình chọn lọc các tổ hợp gen mong muốn
2.2. Tạo giống lai có ưu thế lai cao
a. Khái niệm ưu thế lai
Ưu thế lai là hiện tượng con lai có năng suất, sức chống chịu, khả năng sinh trưởng và phát triển cao vựơt trội so với các dạng bố mẹ
b. Cơ sở di truyền của ưu thế lai
– Có nhiều giả thuyết giải thích cơ sở di truyền của ưu thế lai, trong đó giả thuyết siêu trội được nhiều người thừa nhận. Giả thuyết này cho rằng “ở trạng thái dị hợp về nhiều cặp gen khác nhau, con lai có được kiểu hình vượt trội nhiều mặt so với dạng bố mẹ có nhiều gen ở trạng thái đồng hợp tử”
– Theo giả thuyết siêu trội: ở trạng thái dị hợp tử về nhiều cặp gen khác nhau, con lai có kiểu hình vượt trội về nhiều mặt so với các dạng bố mẹ.
– Khi cho con lai có ưu thế lai cao tự thụ phấn thì ưu thế lai sẽ giảm dần qua các thế hệ do các gen trở về trạng thái đồng hợp tử
c. Phương pháp tạo ưu thế lai
– Tạo dòng thuần : cho tự thụ phấn qua 5-7 thế hệ
– Lai các dòng thuần chủng với nhau để tìm các tổ hợp lai có ưu thế lai cao nhất
– Ưu điểm: con lai có ưu thế lai cao sử dụng vào mục đích kinh tế (không làm giống)
– Nhược điểm:
+ Tốn nhiều thời gian và công sức
+ Khó duy trì
+ Ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở F1 sau đó giảm dần qua các thế hệ