1.1. Khái quát chung
– Sinh sản tạo ra cơ thể mới đảm bảo sự phát triển liên tục của loài.
– Sinh sản vô tính tạo ra cơ thể mới giống với cá thể ban đầu, không có sự đóng góp vật chất di truyền từ cá thể khác. Giúp thực vật tồn tại trong điều kiện sống bất lợi và phát triển trong điều kiện sống thuận lợi.
– Sinh sản hữu tính kết hợp giao tử đực và giao từ cái tạo thành hợp từ phát triển thành cơ thể mới. Tạo ra đa dạng tổ hợp gene giúp sinh vật thích nghi với sự thay đổi của môi trường sống.
1.2. Thực vật
1.2.1. Sinh sản vô tính
– Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản mà cây con được tạo ra từ các bộ phận sinh dưỡng khác nhau của cây mẹ như củ, thân, rễ, lá, …
– Ví dụ: Sinh sản bằng thân củ ở khoai tây, thân rẽ ở gừng, thân hành ở hành, lá ở cây thuốc bỏng, thân bò ở cây rau má.
– Các phương pháp nhân giống vô tính và ứng dụng trong thực tiễn: Giâm cành, chiết cành, ghép, nhân giống invitro
– Sinh sản bằng bào tử ở rêu, dương xỉ.
1.2.2. Sinh sản hữu tính ở thực vật có hoa
– Cấu tạo hoa:
+ Bộ phận sinh sản bao gồm nhị hoa và lá noãn hay còn gọi là nhụy.
+ Trong đó: Nhị hoa gồm chỉ nhị mang bao phấn ở đầu tận cùng, bao phấn chứa các túi tiểu bào tử là cấu trúc sinh ra hạt phấn; Nhụy cấu trúc gồm 3 phần: núm nhụy, vòi nhụy và bầu nhụy.
Hình 1. Sơ đồ cấu tạo của hoa đầy đủ
– Quá trình sinh sản hữu tính ở thực vật gồm 3 giai đoạn: Qúa trình hình thành hạt phấn và túi phôi, thụ phấn và thụ tinh, quá trình hình thành hạt và quả.
1.3. Động vật
1.3.1. Hình thức sinh sản vô tính
– Phân đôi: Là hình thức sinh sản mà một cá thể mẹ phân đôi thành 2 cá thể có kích thước gần bằng nhau. Sinh sản bằng hình thức phân đôi gặp nhiều ở loài động vật thuộc ngành ruột khoang: hải quỳ, san hô,…
– Nảy chồi: Là mình thức sinh sản mà chồi mọc ra từ cơ thể mẹ, lớn dần lên, sau đó tách ra thành cơ thể mới. Có ở bọt biển, ruột khoang.
Hình 2. Sinh sản bằng nảy chồi ở thuỷ tức
– Phân mảnh: Là hình thức sinh sản mà cơ thể mới phát triển từ mảnh tách ra từ cơ thể mẹ. Gặp ở Giun dẹp, Bọt biển, sao biển.
– Trinh sinh: Là hình thức sinh sản, trong đó cơ thể mới phát triển từ trứng không được thụ tinh. Gặp ở các loài chân đốt như ong, kiến, rệp.
1.3.1. Các hình thức sinh sản hữu tính
– Đẻ trứng: Trứng được con cái đẻ vào môi trường nước, con được xuất tinh dịch lên trứng để thụ tinh. Trứng thụ tinh với tinh trùng bên trong cơ thể con cái, sau đó đẻ trứng đã thụ tinh vào môi trường.
– Đẻ trứng thai (noãn thai sinh): Trứng thụ tinh với tinh trùng tạo thành hợp tử trong cơ thể con cái. Hợp tử được giữ lại và phát triển trong ống dẫn trứng của con cái nhờ chất dinh dưỡng của noãn hoàng. Gặp ờ một số lời cá, bò sát và một số lời chân khớp.
– Đẻ con: Trứng thụ tinh với tinh trùng tạo thành hợp tử trong cơ thể con cái. Hợp tử phát triển trong tử cung nhờ lấy chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ qua nhau thai. Có ở Thú (trừ thú mỏ vịt) và người.
1.3.3. Quá trình sinh sản hữu tính ở người
– Hình thành tinh trùng và trứng.
– Thụ tinh.
– Phát triển phôi thai và đẻ con.
– Điều hòa sinh sản.
1.3.4. Ứng dụng
– Một số biện pháp điều khiển số con ở động vật: Thụ tinh nhân tạo, thay đổi yếu tố môi trường, nuôi cấy phôi.
– Một số biện pháp điều khiển giới tính ở động vật như: Lọc, li tâm, điện di để tách tinh trùng thành hai loại (X và Y), …
– Thụ tinh trong ống nghiệm.
– Sinh đẻ có kế hoạch.