1.1. Yêu cầu cần đạt
– Quan sát, mô tả được hình dạng bên ngoài của sâu, nhộng, bướm tằm trưởng thành.
– Quan sát và mô tả được hình dạng bên ngoài của nòng nọc, ếch trưởng thành.
1.2. Chuẩn bị
– Dụng cụ, thiết bị: Kính lúp, các đĩa đựng mẫu vật, panh.
– Mẫu vật:
+ Sâu bướm, nhộng, bướm trưởng thành.
+ Nòng nọc, ếch trưởng thành.
* Lưu ý:
– Giáo viên chuẩn bị mẫu vật sâu bướm, nhộng, bướm trưởng thành, nòng nọc và ếch trưởng thành hoặc yêu cầu học sinh sưu tầm.
– Có thể sử dụng sâu, nhộng, con trưởng thành của động vật khác có cùng kiểu biến thái (ví dụ: cánh cam, bọ rùa, muỗi, …).
– Có thể thay bướm hoặc ếch bằng một trong số các động vật có kiểu biến thái khác (ví dụ: châu chấu, cào cào, dế, bọ ngựa, tôm, … ở các giai đoạn phát triển khác nhau).
– Cẩn thận khi sưu tầm nòng nọc và ếch vì chúng thường sống ở các vũng nước lớn hoặc ao hồ nên gây nguy hiểm cho người không biết bơi.
1.3. Cách tiến hành
– Quan sát quá trình biến thái ở bướm.
Hình 1. Phát triển qua biến thái hoàn toàn ở bướm (a) và không hoàn toàn ở châu chấu (b)
– Quan sát và mô tả hình dạng bên ngoài của sâu bướm, nhộng và bướm trưởng thành.
Hình 2. Qúa trình biến thái của ếch
* Lưu ý: Trường hợp không thể sưu tầm được mẫu vật sống, giải pháp khác là sử dụng máy chiếu hình ảnh lên màn hình lớn. Nếu sử dụng cách này, có thể đưa thêm hình ảnh phát triển qua biến thái của một số động vật khác (ruồi, muỗi, gián, châu chấu, dế, … qua đó yêu cầu học sinh quan sát và phân biệt các kiểu phát triển qua biến thái hoàn toàn và không hoàn toàn.
1.4. Thu hoạch
BÁO CÁO THỰC HÀNH 1. Mục đích 2.. Kết quả và giải thích – So sánh hình thái của sâu bướm, nhộng và bướm trưởng thành. – So sánh hình thái nòng nọc và ếch trưởng thành. – Kết luận về kiểu biến thái của các sinh vật đã quan sát. 3. Trả lời câu hỏi a) Phát triển của bướm và ếch thuộc kiểu nào? Giải thích. b) Các giai đoạn phát triển của bướm và ếch thể hiện khía cạnh tiến hoá thích nghi như thế nào? |