Kho tàng tài liệu học tập phong phú.

Sinh học 11 Kết nối tri thức Bài 13: Bài tiết và cân bằng nội môi

1.1. Khái niệm và vai trò của bài tiết

– Bài tiết loại bỏ chất sinh ra từ chuyển hoá, chất độc hại và chất dư thừa trong cơ thể.

– Nếu không loại bỏ được chúng, sẽ gây tổn thương và bệnh tật cho cơ thể.

– Các chất bài tiết gồm acid, creatinin, CO2, urea, uric acid, …

1.2. Thận và chức năng tạo nước tiểu

1.2.1. Cấu tạo của thận

– Hai thận được cấu tạo bởi khoảng một triệu nephron gồm cầu thận và ống thận.

Cấu tạo hệ tiết niệu

Hình 1. Cấu tạo hệ tiết niệu (a); Cấu tạo thận bổ dọc (b); Cấu tạo một nephron (c)

1.2.2. Chức năng tạo nước tiểu của thận

Thận lọc máu tạo dịch lọc cầu thận, qua quá trình tái hấp thụ và tiết chất thải của ống thận và ống góp, chỉ còn 1,5 – 2 L nước tiểu chính thức được tạo ra mỗi ngày.

Quá trình hình thành nước tiểu ở nephron

Hình 2. Quá trình hình thành nước tiểu ở nephron

1.3. Cân bằng nội môi

1.3.1. Khái niệm nội môi, cân bằng nội môi

– Nội môi: môi trường bên trong cơ thể (máu, bạch huyết, dịch mô).

– Cân bằng nội môi: duy trì trạng thái ổn định của môi trường trong cơ thể (áp suất thẩm thấu của máu, pH, …).

– Trạng thái cân bằng động: chỉ số trong cơ thể dao động xung quanh giá trị xác định.

– Hệ thống điều hoà cân bằng nội môi: bộ phận tiếp nhận kích thích, bộ phận điều khiển, bộ phận thực hiện.

– Bộ phận tiếp nhận: thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm, tiếp nhận kích thích từ môi trường trong hoặc ngoài cơ thể.

– Bộ phận điều khiển: trung ương thần kinh hoặc tuyến nội tiết, chuyển tín hiệu đến bộ phận thực hiện.

– Bộ phận thực hiện: các cơ quan như thận, gan, phổi, tim, mạch máu, …

Sơ đồ hệ thống điều hoà cân bằng nội môi

Hình 3. Sơ đồ hệ thống điều hoà cân bằng nội môi

1.3.2. Một số cơ quan tham gia điều hoà cân bằng nội môi

– Thận, gan, phổi là những cơ quan quan trọng hàng đầu.

– Vai trò của thận trong điều hoà cân bằng nội môi:

+ Điều hoà cân bằng muối và nước, duy trì áp suất thẩm thấu của dịch cơ thể.

+ Duy trì ổn định pH máu.

– Vai trò của gan trong điều hoà cân bằng nội môi: Điều hoà nồng độ của nhiều chất hoà tan trong huyết tương, duy trì cân bằng nội môi.

1.4. Vận dụng

1.4.1. Các biện pháp bảo vệ thận

– Chế độ ăn hợp lí: tránh ăn nhiều muối NaCl, nhiều dầu mỡ và protein động vật.

– Uống đủ nước: cần khoảng 1,5-2L nước mỗi ngày và tránh uống quá nhiều hoặc không đủ nước.

– Không uống nhiều rượu, bia và không sử dụng quá nhiều loại thuốc.

1.4.2. Một số bệnh về hệ tiết niệu và biện pháp phòng tránh

– Sỏi thận và suy thận là hai bệnh nguy hiểm cần được phòng tránh.

– Suy thận: Suy giảm chức năng thận dẫn đến tích tụ chất độc, huỷ hoại tế bào và cơ quan. Nếu nặng phải chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận.

– Sỏi thận: Các chất thải kết lại và lắng đọng, tạo thành sỏi. Gây tổn thương thận, cản trở lưu thông nước tiểu, đau đớn và có thể dẫn đến tử vong.

1.4.3. Tầm quan trọng của việc xét nghiệm định kì các chỉ số sinh hoá liên quan đến cân bằng nội môi

Xét nghiệm định kì chỉ số sinh hoá: Phát hiện sớm mất cân bằng nội môi, đánh giá chức năng của các cơ quan và điều chỉnh chữa trị khi bệnh còn nhẹ. Kết quả được so sánh với chỉ số bình thường.

Bài tiết là quá trình loại bỏ khỏi cơ thể các chất thải được sinh ra từ quá trình chuyển hoá cùng với các chất độc hại và các chất dư thừa.

– Quá trình tạo nước tiểu gồm các giai đoạn: lọc ở cầu thận, tái hấp thụ và tiết chất ở ống thận.

Cân bằng nội môi là trạng thái mà trong đó các điều kiện lí, hoá của môi trường bên trong cơ thể duy trì ổn định, đảm bảo cho các tế bào, cơ quan hoạt động bình thường.

– Mỗi hệ thống điều hoà cân bằng nội môi gồm ba thành phần: bộ phận tiếp nhận kích thích, bộ phận điều khiển và bộ phận thực hiện.

– Hầu hết các cơ quan trong cơ thể đều tham gia điều hoà cân bằng nội môi, trong đó thận, gan, phổi đóng vai trò quan trọng hàng đầu.

– Bảo vệ thận tránh mắc bệnh bằng nhiều biện pháp như điều chỉnh chế độ ăn, uống đủ, nước, không lạm dụng thuốc, không uống nhiều rượu, bia, …

– Xét nghiệm định kì các chỉ số sinh lí, sinh hoá máu giúp đánh giá tình trạng sức khoẻ.