Kho tàng tài liệu học tập phong phú.

Sinh học 11 Kết nối tri thức Bài 12: Miễn dịch ở người và động vật

1.1. Nguyên nhân gây bệnh ở người và động vật

Bệnh là sự sai lệch hoặc tổn thương về cấu trúc và chức năng của bất kì bộ phận, cơ quan, hệ thống nào của cơ thể.

– Nguyên nhân gây bệnh ở người và động vật đa dạng, có thể từ bên ngoài hoặc bên trong cơ thể.

– Các tác nhân gây bệnh tác động vào cấu trúc và chức năng của cơ thể, làm xuất hiện các triệu chứng bệnh lí.

1.2. Khái niệm miễn dịch

Miễn dịch là khả năng cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh.

– Hệ miễn dịch bao gồm mô, cơ quan, tế bào bạch cầu và protein.

– Hệ miễn dịch có hai phòng tuyến bảo vệ: miễn dịch không đặc hiệu và miễn dịch đặc hiệu.

1.3. Miễn dịch không đặc hiệu

– Miễn dịch không đặc hiệu là miễn dịch bẩm sinh hoặc miễn dịch tự nhiên. Miễn dịch không đặc hiệu thể hiện đáp ứng giống nhau chống lại các tác nhân gây bệnh khác nhau. 

– Miễn dịch không đặc hiệu bao gồm: Hàng rào bảo vệ vật lí và hoá học, các đáp ứng không đặc hiệu.

1.3.1. Hàng rào bảo vệ vật lý và hóa học

Lớp tế bào biểu mô lót trong các hệ tiêu hoá, hô hấp, bài tiết, sinh sản và da tạo thành hàng rào vật lí và hoá học ngăn chặn mầm bệnh.

Hàng rào bảo vệ vật lí và hóa học

Hình 1. Hàng rào bảo vệ vật lí và hóa học

1.3.2. Các đáp ứng không đặc hiệu

– Thực bào

– Cơ quan tạo ra bạch cầu

– Viêm

– Sốt

1.4. Miễn dịch đặc hiệu

Miễn dịch đặc hiệu hay còn gọi là miễn dịch thích ứng hoặc miễn dịch thu được. Miễn dịch đặc hiệu chỉ có ở động vật có xương sống.

– Miễn dịch đặc hiệu là phản ứng đặc hiệu chống lại những mầm bệnh riêng biệt khi chúng xâm nhập vào cơ thể.

1.4.1. Kháng nguyên là gì?

– Kháng nguyên là những phân tử ngoại lai gây ra đáp ứng miễn dịch độc hiệu, bao gồm protein, polypeptide, polysaccharide và độc tố của vi khuẩn hoặc nọc độc của rắn.

– Quyết định kháng nguyên hay epitope là những nhóm amino acid nhỏ trên kháng nguyên, giúp tế bào miễn dịch và kháng thể phân biệt và tấn công các mầm bệnh.

Kháng nguyên và các quyết định kháng nguyên

Hình 2. Kháng nguyên và các quyết định kháng nguyên

1.4.2. Tế bào B, Tế bào T và kháng thể

– Tế bào B và T có thụ thể kháng nguyên trên màng sinh chất. Các thụ thể kháng nguyên trên một tế bào giống hệt nhau.

– Tế bào B sản xuất các tương bào, tương bào tạo ra các thụ thể kháng nguyên và kháng thể. Kháng thể tự do trong máu cũng có thể gắn với kháng nguyên qua quyết định kháng nguyên tương ứng.

Các thụ thể kháng nguyên trên tế bào B, tế bào T (a) và kháng thể (b)

Hình 3. Các thụ thể kháng nguyên trên tế bào B, tế bào T (a) và kháng thể (b)

1.4.3. Cơ chế miễn dịch đặc hiệu

Miễn dịch đặc hiệu gồm miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào.

Sơ đồ khái quát đáp ứng miễn dịch đặc hiệu

Hình 4. Sơ đồ khái quát đáp ứng miễn dịch đặc hiệu: Đáp ứng miễn dịch dịch thể và đáp ứng miễn dịch tế bào.

1.4.4. Đáp ứng miễn dịch nguyên phát và thủ phát

– Hệ miễn dịch tiếp xúc lần đầu tiên với kháng nguyên sẽ tạo ra đáp ứng miễn dịch nguyên phát.

– Sau đó hệ miễn dịch lại tiếp xúc với chính loại kháng nguyên đó thì sẽ tạo nên đáp ứng miễn dịch thứ phát.

→ Ứng dụng hiểu biết để điều chế vaccine để phòng các bệnh do virus, vi khuẩn. Tiêm chủng vaccine là biện pháp chủ động tạo ra đáp ứng miễn dịch nguyên phát ở người và vật nuôi.

1.4.5. Dị ứng

Dị ứng là phản ứng quá mức của cơ thể đối với kháng nguyên nhất định. Một số người có phản ứng quá mức với loại kháng nguyên nào đó, những người khác thì không.

– Kháng nguyên trong phản ứng dị ứng thì gọi là dị nguyên. Một số thuốc kháng sinh được gọi là dị nguyên vì chúng cũng gây ra phản ứng dị ứng.

– Chất gây dị ứng chủ yếu là histamin theo đường máu đến gây các triệu chứng dị ứng.

1.5. Các bệnh phát sinh do chức năng miễn dịch bị phá vỡ

– Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải: Retrovirus HIV xâm nhập và tăng sinh trong tế bào T hỗ trợ, suy yếu hệ miễn dịch và gây bệnh cơ hội.

– Ung thư: Tế bào ung thư bất thường phân chia liên tục, tạo thành khối u ác tính và gây suy yếu hệ miễn dịch.

– Bệnh tự miễn: Hệ miễn dịch mất khả năng phân biệt các kháng nguyên, tấn công cơ quan của chính mình và gây bệnh tự miễn, ví dụ như bệnh tiểu đường type L.

– Nguyên nhân bên ngoài gây bệnh cho động vật như các tác nhân sinh học, vật lí, hoá học hoặc bên trong cơ thể như đột biến gene, đột biến nhiễm sắc thể, thoái hoá mô do tuổi già.

Miễn dịch là khả năng cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh, đảm bảo cho cơ thể khoẻ mạnh, không mắc bệnh.

Miễn dịch không đặc hiệu gồm hàng rào bảo vệ vật lí, hoá học và các đáp ứng không đặc hiệu (thực bào, viêm, sốt và tạo peptide, protein chống lại mầm bệnh). Miễn dịch đặc hiệu gồm miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào.

– Tiêm chủng vaccine chủ động tạo ra đáp ứng miễn dịch.

– Dị ứng là phản ứng quá mức của cơ thể đối với kháng nguyên.

– Bệnh ung thư, tự miễn, AlDS là do chức năng hệ miễn dịch bị phá vỡ.