1.1. Khái niệm
– Sinh trưởng là sự tăng lên về kích thước và khối lượng của cơ thể.
– Phát triển là những biến đổi về cấu trúc và chức năng của tế bào, mô và cơ thể gồm: sinh trưởng, phân hoá và phát sinh hình thái.
Hình 1. Sự sinh trưởng và phát triển ở thực vật có hoa
1.2. Sinh trưởng và phát triển ở thực vật
a. Các loại mô phân sinh
– Mô phân sinh đỉnh (ở ngọn thân và cành, chóp rễ).
– Mô phân sinh bên (ở phần vỏ và trụ của thân, rễ).
– Mô phân sinh lóng (ở gốc của lóng).
Hình 2. Vị trí các loại mô phân sinh trong cơ thể thực vật
b. Sinh trưởng sơ cấp
– Là sinh trưởng của thân và rễ theo chiều dài. Có ở cây Một lá mầm và cây Hai lá mầm.
– Do hoạt động của mô phân sinh đỉnh và mô phấn sinh lóng.
c. Sinh trưởng thứ cấp
– Là sự sinh trưởng làm cho thân và rễ to ra. Có ở cây Hai lá mầm.
– Do hoạt động của mô phân sinh bên.
Hình 3. Sinh trường sơ cấp (a) và sinh trưởng thứ cấp (b) ở thân cây Hai lá mầm
d. Hormone thực vật
– Hormone kích thích:
+ Kích thích quá trình sinh trưởng.
+ Gồm: auxin, gibberellin, cytokinin.
– Hormone ức chế:
+ Ức chế quá trình sinh trưởng, tăng quá trình lão hoá.
+ Gồm: ethylene, abscisic acid.
e. Các nhân tố chi phối sự ra hoa
– Nhân tố bên trong:
+ Di truyền: tuỳ vào giống loài, đến độ tuổi xác định thì cây sẽ ra hoa.
+ Hormone: Florigen có tác dụng kích thích sự ra hoa.
– Nhân tố bên ngoài:
+ Nhiệt độ: Xuân hoá là hiện tượng cây ra hoa phụ thuộc vào nhiệt độ thấp.
+ Ánh sáng: Cây ra hoa phụ thuộc tương quan độ dài ngày và đêm. Gồm: cây ngày ngắn, cây ngày dài, cây trung tính.
f. Ứng dụng
Kích thích cây ra hoa trái vụ, tính tuổi cây, …
Hình 4. Ứng dụng sinh trưởng và phát triển ở thực vật
1.3. Sinh trưởng và phát triển ở động vật
a. Các giai đoạn chính
– Giai đoạn phôi: diễn ra bên trong hoặc bên ngoài cơ thể mẹ.
– Giai đoạn hậu phôi.
b. Các hình thức phát triển
– Không qua biến thái: Con non có đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lí tương tự con trưởng thành. Ví dụ: Vòng đời của gà.
– Biến thái hoàn toàn: Ấu trùng có hình thái, cấu tạo và sinh lí rất khác con trưởng thành. Ví dụ: Vòng đời của ếch.
– Biến thái không hoàn toàn: Ấu trùng có hình thái gần giống con trưởng thành nhưng phát triển chưa hoàn thiện, qua lột xác biến đổi thành con trưởng thành. Ví dụ: Vòng đời của châu chấu.
Hình 5. Các hình thức phát triển ở động vật
c. Các giai đoạn phát triển ở người
– Giai đoạn trước sinh: hợp tử → phôi → thai nhi.
– Giai đoạn sau sinh: sơ sinh → trẻ em → vị thành niên → trưởng thành.
d. Hormone động vật
– Động vật không xương sống bao gồm: Ecdysone, juvenile, thyroxine.
– Động vật có xương sống gồm: Hormone sinh trưởng, thyroxine, estrogen, testosterone.
e. Ứng dụng
– Trong nông nghiệp: cải tạo giống vật nuôi và môi trường sống, tiêu diệt động vật gây hại, …
– Bảo vệ sức khoẻ con người: giáo dục về giới tính, bảo vệ sức khoẻ tuổi dậy thì, hôn nhân gia đình, biện pháp tránh thai và bệnh tật, …