Kho tàng tài liệu học tập phong phú.

Sinh học 11 Cánh diều Bài 18: Sinh trưởng và phát triển ở động vật

1.1. Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở động vật

1.1.1. Thực hành quan sát quá trình sinh trưởng và phát triển ở động vật

Câu hỏi nghiên cứu

– Một loài trải qua các giai đoạn sinh trưởng phát triển nào?

– Có phải tất cả các loài động vật đều trải qua các giai đoạn sinh trưởng, phát triển giống nhau không?

1.1.2. Đặc điểm và ý nghĩa của sinh trưởng và phát triển ở động vật

– Quá trình sinh trưởng và phát triển ở động vật gồm nhiều giai đoạn nối tiếp nhau, đặc điểm của mỗi giai đoạn phụ thuộc vào yếu tố di truyền và các yếu tố môi trường

– Tốc độ sinh trưởng và phát triển của cơ thể không đồng đều ở các giai đoạn khác nhau. 

– Tốc độ sinh trưởng và phát triển của các mô, cơ quan khác nhau là không giống nhau. Mô, cơ quan nào cần thiết trước thì phát triển và hoàn thiện sớm hơn. 

– Sự sinh trưởng và phát triển ở động vật diễn ra ở hầu hết các cơ quan trong cơ thể. Quả trình phân hoả cơ quan diễn ra từ giai đoạn phôi, sau đó tiếp tục hoàn thiện và hầu như dừng lại ở giai đoạn trưởng thành. 

– Sự phát triển diễn ra theo từng giai đoạn giúp cơ thể thích nghi tốt với môi trường, cơ thể có thể điều chỉnh khả năng hoạt động của các cơ quan một cách tối ưu.

Vòng đời của gà (a) và muỗi (b)

Hình 1. Vòng đời của gà (a) và muỗi (b)

1.1.3. Các giai đoạn chính trong quá trình sinh trưởng và phát triển ở động vật

Quá trình sinh trưởng và phát triển ở động vật gồm hai giai đoạn chính: giai đoạn phôi và giai đoạn hậu phôi.

– Giai đoạn phôi: 

+ Diễn ra từ khi trứng được thụ tinh đến khi trứng nở hoặc con non được sinh ra.

+ Ở giai đoạn này, hợp tử phân chia nhiều lần thành phối.

+ Các tế bào trong phôi phân hoá thành các cơ quan của con vật. Con vật sẽ nở ra từ trứng (ở các loài đẻ trứng) hoặc được sinh ra từ cơ thể mẹ (ở các loài đẻ con). 

– Giai đoạn hậu phôi: 

+ Diễn ra sau khi trứng nở hoặc con non sinh ra.

+ Giai đoạn này bao gồm nhiều giai đoạn kế tiếp nhau. Tuy theo sự khác biệt trong quá trình biến đổi con non thành con trưởng thành, người ta phân ra thành các hình thức phát triển khác nhau.

Vòng đời của bướm ngày

Hình 2. Vòng đời của bướm ngày

1.1.4. Các hình thức phát triển ở động vật

– Phát triển qua biến thái:

+ Biến thái hoàn toàn: Con non mới nở có hình dạng, cấu tạo và sinh lí rất khác so với con trưởng thành. Cơ thể con non phải trải qua nhiều biến đổi mới trở thành con trưởng thành.

+ Biến thái không hoàn toàn: Con non mới nở đã có hình dạng, cấu tạo và sinh lí gần giống con trưởng thành nhưng cần trải qua nhiều lần lột xác mới biến đổi thành con trưởng thành. 

– Phát triển không qua biến thái: Con non mới nở hoặc mới sinh có hình thái, cấu tạo và sinh lí tương tự con trưởng thành.

– Mỗi hình thức phát triển ở động vật đều mang tính thích nghi, bảo đảm duy trì sự tồn tại của loài. Đối với những loài phát triển qua biến thái hoàn toàn, ở mỗi giai đoạn cấu tạo và sinh lí biến đổi phù hợp với chức năng chuyên hoa khác nhau. 

1.2. Sinh trưởng và phát triển ở người

– Quá trình sinh trưởng và phát triển ở người được chia thành hai giai đoạn: giai đoạn phôi thai và giai đoạn sau sinh.

– Trong giai đoạn sau sinh, dậy thì là giai đoạn sinh trưởng và phát triển diễn ra mạnh mẽ.

a. Giai đoạn phôi thai

– Giai đoạn phôi thai, kéo dài khoảng 38 – 42 tuần.

– Trứng thụ tinh hình thành hợp tử. Hợp tử trải qua nhiều lần phân chia tạo thành phôi.

b. Giai đoạn sau sinh

– Ở giai đoạn sau sinh, sự phát triển của người không qua biến thái. Trong quá trình phát triển, cơ thể người có những đặc điểm về giải phẫu, sinh lí đặc trưng cho từng lứa tuổi. Giai đoạn này có thể chia thành các giai đoạn nhỏ. Mỗi giai đoạn có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau.

– Giai đoạn dậy thì và chăm sóc sức khoẻ bản thân

+ Trong giai đoạn sau sinh, dậy thì là giai đoạn cơ thể diễn ra sự thay đổi lớn cả về thể chất, sinh lí và tâm lí để chuyển từ một đứa trẻ thành người trưởng thành.

+ Trong giai đoạn dậy thì, cơ thể có nhiều thay đổi về thể chất, sinh lí và tâm lí do lượng hormone sinh dục tăng cao dẫn đến cơ thể phát triển nhanh nhưng chưa hài hoà.

+ Quan hệ tình dục không an toàn ở người chưa thành niên (dưới 18 tuổi) có thể dẫn đến mang thai ở bạn nữ và mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục ở cả nam và nữ, từ đó ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển. Do đó, học sinh cần chủ động tim hiểu kiến thức về giới tính và sức khỏe sinh sản từ những nguồn thông tin đáng tin cậy. không xem phim ảnh, trang mạng không phù hợp; không nên quan hệ tình dục trước tuổi trưởng thành.

Qúa trình sinh trưởng và phát triển ở người

Hình 3. Qúa trình sinh trưởng và phát triển ở người

– Quá trình sinh trưởng và phát triển ở động vật gồm nhiều giai đoạn kế tiếp nhau. Đặc điểm sinh trưởng, phát triển của mỗi giai đoạn phụ thuộc vào yếu tố di truyền và các yếu tố môi trường. Tốc độ sinh trưởng và phát triển của cơ thể không đồng đều ở các giai đoạn khác nhau. Tốc độ sinh trưởng và phát triển của các mô, cơ quan khác nhau là không giống nhau.

– Quá trình sinh trưởng, phát triển ở động vật gồm hai giai đoạn chính là: giai đoạn phôi và giai đoạn hậu phôi.

– Động vật phát triển qua biến thái hoặc không qua biến thái. Sự phát triển qua biến thái bao gồm biến thái hoàn toàn và biến thái không hoàn toàn. Mỗi hình thức phát triển đều mang tính thích nghi, bảo đảm duy trì sự tồn tại của loài.

– Quá trình phát triển của người được chia thành hai giai đoạn gồm giai đoạn phôi thai và giai đoạn sau sinh. Mỗi giai đoạn có đặc điểm và nhu cầu dinh dưỡng khác nhau.

Dậy thì là giai đoạn cơ thể diễn ra sự thay đổi lớn cả về thể chất, sinh lí và tâm lí để chuyển từ một đứa trẻ thành người trưởng thành. Quan hệ tình dục ở người chưa thành niên có thể dẫn đến mang thai ở nữ và mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục ở cả nam và nữ.