Kho tàng tài liệu học tập phong phú.

Sinh học 11 Cánh diều Bài 10: Bài tiết và cân bằng nội môi

1.1. Bài tiết

1.1.1. Khái niệm, vai trò của bài tiết

Bài tiết là quá trình thải chất dư thừa, chất độc sinh ra do quá trình trao đổi chất của các tế bào, mô, cơ quan trong cơ thể.

– Các cơ quan tham gia bài tiết gồm: thận, gan, da và phổi. Bài tiết giúp thải độc cho cơ thể và duy trì cân bằng nội môi.

1.1.2. Vai trò của thận trong bài tiết và cân bằng nội môi

a. Vai trò của thận trong bài tiết

– Thận là nơi diễn ra quá trình hình thành nước tiểu, giúp đào thải chất thừa, chất độc khỏi cơ thể.

– Quá trình hình thành nước tiểu diễn ra ở các nephron thận (đơn vị thận). Mỗi quả thận ở người có khoảng 1 triệu nephron. Quá trình hình thành nước tiểu gồm các giai đoạn: lọc ở cầu thận, tái hấp thụ và tiết ở ống thận.

– Quá trình lọc ở cầu thận là quá trình nước và các chất hoà tan từ máu qua lỗ lọc của mao mạch cầu thận ra khoang Bowman, hình thành nước tiểu đầu. Thành phần của nước tiểu đầu tương tự thành phần của máu nhưng không có tế bảo máu và các chất có kích thước phân tử lớn hơn 70 – 80 A0 (như protein).

Qúa trình hình thành nước tiểu ở nephron thận

Hình 1. Qúa trình hình thành nước tiểu ở nephron thận

b. Vai trò của thận trong cân bằng nội môi

– Thận tham gia vào điều hoà thể tích máu, huyết áp, pH, áp suất thẩm thấu, qua đó giúp duy trì cân bằng nội môi của cơ thể.

– Huyết áp giảm hoặc thể tích máu giảm (ví dụ như khi cơ thể bị mất máu, mất nước) sẽ kích thích thận tăng tiết renin. Renin kích thích tạo angiotensin II. Angiotensin II kích thích cơ động mạch tới thận, giảm lượng nước tiểu tạo thành. 

Cơ chế điều hòa huyết áp, thể tích máu

Hình 2. Cơ chế điều hòa huyết áp, thể tích máu

c. Một số bệnh liên quan đến bài tiết 

Nguyên nhân và cách điều trị một số bệnh liên quan đến cơ quan bài tiết nước tiểu

Bảng. Một số bệnh liên quan đến cơ quan bài tiết

Một số bệnh liên quan đến cơ quan bài tiết

1.2. Cân bằng nội môi

1.2.1. Khái niệm

Nội môi là môi trường bên trong cơ thể động vật, là môi trường giúp tế bảo thực hiện quá trình trao đổi chất. Môi trường trong cơ thể bao gồm huyết tương, dịch mô (dịch giữa các tế bào), dịch bạch huyết.

– Những điều kiện lí, hoá của môi trường trong cơ thể (nhiệt độ, huyết áp, pH, áp suất thẩm thấu, thành phần chất tan,…) dao động quanh một giá trị nhất định gọi là cân bằng động nội môi.

– Nếu những tính chất lí, hoa này biến động vượt ra ngoài giới hạn cân bằng động sẽ gây ra sự biến đổi hoặc rối loạn hoạt động của các tế bào, cơ quan trong cơ thể, thậm chí dẫn đến tử vong.

⇒ Vì vậy, việc xét nghiệm định kì các chỉ số sinh hoá máu là cần thiết để phát hiện kịp thời tình trạng mất cân bằng nội môi, từ đó đưa ra những biện pháp điều chỉnh và hoặc chữa trị các bệnh liên quan ngay từ giai đoạn sớm.

1.2.2. Cơ chế điều hoà cân bằng nội môi

– Thành phần, tính chất môi trường trong có thể bị biến động và chịu ảnh hưởng bởi hoạt động của nhiều cơ quan, hệ cơ quan trọng cơ thể.

– Khi chỉ số môi trường trong bị mất cân bằng, cơ thể có cơ chế điều hoà với sự tham gia của hệ thần kinh, hệ nội tiết theo cơ chế liễn hệ ngược.

– Cơ chế đó diễn ra như sau: sự mất cân bằng một giá trị môi trường trong sẽ tác động lên thụ thể tương ứng. từ đó tác động lên trung khu điều hoà (thần kinh và hoặc thể dịch), trung khu này sẽ điều khiển hoạt động của cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể, giúp đưa giá trị môi trường trong trở về bình thường.

Cơ chế điều hòa cân bằng nội môi

Hình 3. Cơ chế điều hòa cân bằng nội môi

Bài tiết là quá trình thải chất dư thừa, chất độc sinh ra do quá trình trao đổi chất, giúp duy trì cân bằng nội môi. Các cơ quan tham gia bài tiết gồm: thận, gan, da và phổi.

Thận là nơi diễn ra quá trình lọc máu, bài tiết chất thừa, chất độc qua nước tiểu. Thận tham gia vào điều hoà thể tích máu, huyết áp, pH, áp suất thẩm thấu, qua đó giúp duy trì cân bằng nội môi.

– Để phòng bệnh liên quan đến thận và bài tiết, cần thực hiện chế độ dinh dưỡng tốt, lối sống lành mạnh, tránh tiếp xúc yếu tố gây bệnh,…

Nội môi là môi trường bên trong cơ thể, bao gồm huyết tương, dịch mô, dịch bạch huyết. Những điều kiện lí, hoá của môi trường trong cơ thể dao động quanh một giá trị nhất định gọi là cân bằng động nội môi.

– Môi trường trong cơ thể mất cân bằng sẽ dẫn đến rối loạn hoạt động của các tế bào, cơ quan, thậm chí dẫn đến tử vong, do đó cần xét nghiệm định kì các chỉ số nội môi.

– Cơ chế điều hoà cân bằng nội môi là cơ chế liên hệ ngược với sự tham gia của hệ thần kinh, hệ nội tiết. Một số cơ quan tham gia điều hoà cân bằng nội môi như phổi, thận, gan, tụy, …