Kho tàng tài liệu học tập phong phú.

Sinh học 10 Cánh diều Ôn tập phần ba

1.1. Vi sinh vật

Sơ đồ tổng quát về vi sinh vật

– Khái niệm: Là các sinh vật có kích thước nhỏ, thường chỉ quan sát được bằng kính hiển vi.

– Sinh trưởng và sinh sản:

+ Sinh trưởng theo bốn pha (trong hệ kín): tiềm phát, luỹ thừa, cân băng và suy vong.

+ Sinh sản theo các hình thức phân đôi, nảy chồi và bào tử (vô tính hoặc hữu tính).

+ Yếu tố ảnh hưởng: nguồn dinh dưỡng, chất ức chế, pH, nhiệt độ, độ ẩm,….

– Vai trò:

+ Có lợi tổng hợp chất hữu cơ, giải phóng oxygen cố định đạm, phân huỷ và chuyển hoả các chất — khép kín vòng tuần hoàn vật chất, …

+ Có hại: gây bệnh, làm hư hỏng lương thực, thực phẩm và đồ dùng,…

– Thành tựu và triển vọng:

+ Thành tựu vi sinh vật là “nhà máy” trực tiếp sản xuất protein, kháng sinh, nhiên liệu, …

+ Triển vọng là đối tượng nghiên cứu của ngành công nghệ gene, ứng dụng để khai thác các nguồn gene sản xuất enzyme, hormone, kháng nguyên, kháng thể, kháng sinh, nhiên liệu, nguyên liệu và các chất có hoạt tính.

1.2. Virus

– Khái niệm: Là dạng sống không có cấu tạo tế bào, kích thước nhỏ, sống kí sinh bắt buộc trong tế bào sinh vật khác.

– Cấu tạo: Gồm hai phần là vỏ protein và lối nucleic acid, một số virus có thêm lớp màng phospholipid kép.

– Chu trình sống: Chu trình sống gồm 5 giai đoạn: bám dính, xâm nhập, sinh tổng hợp, lắp ráp và giải phóng.

– Tác hại, ứng dụng:

+ Tác hại: kí sinh gây nhiều bệnh nguy hiểm cho người và các sinh vật khác.

+ Ứng dụng: sản xuất chế phẩm sinh học, thuốc trừ sâu sinh học.

– Phương thức lây truyền và cách phòng, chống:

+ Phương thức lây truyền: truyền dọc (mẹ sang con), truyền ngang (tử cơ thể này sang cơ thể khác).

+ Phòng bệnh: tiêm vaccine, tập luyện tăng cường sức khoẻ, vệ sinh môi trường và tiêu diệt vật trung gian truyền bệnh.

+ Chống bệnh: tăng cường miễn dịch chống virus, dùng thuốc chống virus.