1.1. Học thuyết tế bào
– Khi quan sát mô bần qua kính hiển vi Robert Hooke (Rô-bot Húc) nhìn thấy nó được cấu tạo từ những ô hay khoang rất nhỏ. Trong ấn phẩm Micrographia (1965) ông gọi chúng là “cella” (theo tiếng Latinh cella có nghĩa là “phòng, buồng nhỏ”). Vào những năm 1670, Antonie van Leeuwenhoek (An-tôn van Loven-húc) đã phát hiện ra vi khuẩn và nguyên sinh động vật. Tuy nhiên, các nhà khoa học này mới chỉ quan sát được hình dạng của tế bào. Những tiến bộ sau này trong chế tạo thấu kính và kính hiển vi đã cho phép các nhà khoa học khác nhìn thấy các thành phần khác nhau bên trong tế bào.
Hình 4.1. Robert Hooke và kinh hiển vì do ông chế tạo
– Khoảng giữa thế kỉ XIX, ba nhà khoa học là Matthias Schleiden (Ma-thi-at Sở-lay-đen), Theodor Schwann (Tê-ô-đo Soan) và Rudolf Virchow (Ru-đôn-phơ Ve-cao) đề xuất học thuyết tế báo có nội dung khái quát như sau:
+ Tất cả các sinh vật đều được cấu tạo bởi một hoặc nhiều tế bào.
+ Tế bào là đơn vị cơ bản của sự sống.
+ Các tế bào được sinh ra từ các tế bào có trước.
– Sự ra đời của học thuyết tế bào có ý nghĩa làm thay đổi nhận thức của giới khoa học thời kì đó về cấu tạo của sinh vật và định hướng cho việc phát triển nghiên cứu chức năng của tế bào, cơ thể.
– Đến thế kỉ XX, nhờ ứng dụng kinh hiển vi điện tử, phương pháp lại tế bào, cùng với sự phát triển của sinh học phân tử, học thuyết tế bào được bổ sung: Tế bào chứa chất di truyền, thông tin di truyền được truyền từ tế bào này sang tế bào khác trong quá trình phân chia tế bào. Các tế bào đều được cấu tạo từ những thành phần hóa học tương tự nhau. Sự chuyển hóa vật chất và năng lượng đều diễn ra trong tế bào. Hoạt động của tế bào phụ thuộc vào hoạt động của các bào quan bên trong tế bào (tỉ thể, nhân,.. ). Sự phối hợp hoạt động giữa các bảo quan này làm cho tế bào mang đặc tính một hệ thống. Hoạt động của một cơ thể sống phụ thuộc vào sự phối hợp hoạt động của các tế bào trong cơ thể.
– Học thuyết tế bào có nội dung khái quát như sau: + Tất cả các sinh vật đều được cấu tạo bởi một hoặc nhiều tế bào. + Tế bào là đơn vị cơ bản của sự sống. + Các tế bào được sinh ra từ các tế bào có trước. + Tế bào chứa DNA, thông tin di truyền được truyền từ tế bào này sang tế bào khác trong quá trình phân chia tế bào. |
---|
1.2. Tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể sống
a. Tế bào là đơn vị cấu trúc
– Tế bào là đơn vị cấu trúc của cơ thể sống. Mọi sinh vật được cấu tạo từ một hoặc nhiều tế bào. Tế bào là cấp độ tổ chức sống cơ bản biểu hiện đầy đủ các hoạt động của một hệ sống.
– Những sinh vật chỉ được cấu tạo từ một tế bào được gọi là sinh vật đơn bào; những sinh vật được cấu tạo từ nhiều tế bảo là sinh vật đa bào. Ở sinh vật đa bảo, sự phối hợp của nhiều loại tế bào chuyên hoa hình thành các cấp độ tổ chức cao hơn, như mỏ hay cơ quan hệ cơ quan thực hiện cho các hoạt động khác nhau của cơ thể. Tế bảo chỉ được sinh ra từ tế bào có trước nhờ quá trình phân chia của tế bào. Ví dụ như ở người, tế bào da sinh ra các tế bào da mới giống với tế bào ban đầu.
b.Tế bào là đơn vị chức năng cơ bản của mọi sinh vật sống
– Các quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng, di truyền của cơ thể sinh vật đều diễn ra bên trong tế bào. Sự sống được hình thành từ phân tử nhưng không có phân tử nào kể cả DNA có thể thực hiện hoạt động sống ở bên ngoài tế bào. Về sau có những tranh luận xung quanh sự sống tồn tại dưới dạng không có tế bào, như ở virus. Tuy nhiên, virus chỉ được coi là dạng sống khi kí sinh ở bên trong tế bào chủ.
– Tế bào thực hiện những hoạt động sống cơ bản trao đổi vật chất và chuyển hóa năng lượng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản, cảm ứng, vận động, tự điều chỉnh và thích nghi.
Tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể, thực hiện những hoạt động sống cơ bản: trao đổi vật chất và chuyển hóa năng lượng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản, cảm ứng, vận động, tự điều chỉnh và thích nghi. |
---|